Bài viết này cung cấp thông tin hữu ích giúp cha mẹ hiểu rõ về sốt ở trẻ, cách xử trí và các biện pháp an toàn hiệu quả.
Sốt là một tình trạng phổ biến ở trẻ em và đôi khi có thể trở thành nguy hiểm. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, các chất hóa học trung gian sẽ được giải phóng, dẫn đến việc hệ miễn dịch phản ứng nhanh chóng để đẩy lùi các tác nhân gây bệnh (như virus, vi khuẩn) ra ngoài cơ thể.
Ths. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải. |
Vậy sốt có nguy hiểm không? Làm gì khi trẻ bị sốt? Dưới đây Ths. BS Nguyễn Tiến Hải sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết.
1. Trẻ bị sốt nguyên nhân do đâu?
Ở trẻ nhỏ có rất nhiều nguyên nhân gây sốt khác nhau, sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây viêm làm tăng nhiệt độ cơ thể, các nguyên nhân hay gặp nhất là virus, vi khuẩn, ngoài ra còn có một số yếu tố khác như miễn dịch, dị ứng, nhiễm độc…
2. Vì sao trẻ bị sốt kéo dài?
Trẻ sốt kéo dài có thể gặp một số nguyên nhân khác nhau thường do tác nhân gây viêm chưa kiểm soát được như virus, hoặc vi khuẩn độc lực mạnh, ngoài ra có thể do nhiễm trùng nhiễm độc năng, có một số loại sốt khó tìm nguyên nhân để điều trị do đột ngột gây sốt kéo dài.
3. Cách nhận biết trẻ bị sốt
Cách nhận biết đơn giản khi trẻ bị sốt là trẻ thường biểu hiện da đỏ, sẽ ngửi thấy nóng và cách chính xác nhất đó là cặp nhiệt độ kiểm tra cho trẻ.
Tác nhân gây sốt phụ thuộc vào virus, vi khuẩn, hoặc tác nhân khác, ngoài ra cũng có tham gia yếu tố tác động khiến trẻ bị sốt cao.
4. Yếu tố tác động khiến trẻ bị sốt cao
Thông thường có 2 yếu tố tác động khiến trẻ bị sốt cao đó là bản thân tác nhân gây sốt phụ thuộc vào virus, vi khuẩn, hoặc tác nhân khác, ngoài ra có tham gia yếu tố phản ứng của chính cơ thể trẻ.
5. Làm gì khi trẻ bị sốt cao không rõ nguyên nhân?
Làm gì khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân? Cha mẹ tốt nhất hãy đưa con đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và có hướng xử trí sốt cho con.
6. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ
Cách hạ sốt nhanh nhất cho con thường kết hợp giữa chườm ấm và dùng thuốc hạ sốt cho con.
Cách chườm ấm cho con như sau:
Sau khi cởi bỏ quần áo cho thoáng mát, bố mẹ ngâm khăn vào nước ấm, không nóng quá, vắt khô và đắp vào những vùng dễ thấm nước trên cơ thể như nách, bẹn chân, bàn tay và hõm để làm giảm nhiệt độ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đắp khăn lạnh lên trán và gáy. Chú ý thay khăn thường xuyên sau vài phút.
7. Làm gì khi trẻ bị sốt và sốt kéo dài?
Khi trẻ bị sốt kéo dài thì chắc chắn là ba mẹ không nên để con ở nhà mà cần cho con đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân sốt cho con.
8. Hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Phương pháp hạ sốt dân gian như hạ sốt bằng rau diếp cá, rau má, gừng, chanh tươi, cây nhọ nồi hay rau húng quế, massage bằng trà hoa cúc… có thể kết hợp với hạ sốt bằng thuốc và chườm ấm cho bé.
9. Cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi, 5 tuổi và 6 tuổi?
Đối tuổi không có quy định cách hạ sốt khác nhau. Không có sự khác nhau khi hạ sốt cho bé, cần dùng thuốc hạ sốt theo cân nặng của trẻ.
Phương pháp hạ sốt dân gian có thể kết hợp với hạ sốt bằng thuốc và chườm ấm cho bé.
10. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào?
Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi con chắc chắn sốt và sốt trên 38.5 độ C. Tuy nhiên cũng không phải lúc nào cũng phải dùng ngay khi con sốt 38.5 nếu bé lơ đãng, hoặc thể trạng của con tốt, hoặc không nhất thiết thì không phải đợi con sốt cao mới dùng như trong trường hợp trẻ có tiền sử sốt cao có nguy cơ co giật.
Hiện chủ yếu yêu cầu phân biệt 2 loại thuốc hạ sốt 1 là thành phần paracetamol dùng liều 10 -15mg/kg 1 lần và cách nhau tối thiểu 4h, 2 là thành phần Ibuprofen dùng liều 8-10mg/kg 1 lần và cách tối thiểu 6h (tuy nhiên nếu sốt cao nghi do sốt xuất huyết thì không dùng thuốc có thành phần Ibuprofen).
11. Trẻ sốt cao chân tay lạnh nguyên nhân do đâu?
Trong giai đoạn con bị sốt có thể có giai đoạn con bị lạnh chân tay vì hiện tượng co mạch giai đoạn đầu của sốt, cha mẹ thường thấy tay chân con lạnh có thể ủ ấm cho con nhưng cần lưu ý 1 lúc sau thường sẽ là giai đoạn nhiệt con sẽ nóng, và lúc đó nhiệt độ tăng cao cha mẹ không nên để cho con để tránh việc nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, có thể gây co giật cho trẻ nhỏ.