6 Tương Tác Nguy Hiểm Giữa Thuốc và Thực Phẩm: Loại Thứ 3 Thường Bị Bỏ Qua

Spread the love

Bài viết này cung cấp thông tin về nhiều loại tương tác có thể xảy ra giữa thuốc và thực phẩm, góp phần cảnh báo người dùng về những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.

Nhiều loại tương tác thuốc – thuốc tiềm ẩn những nguy cơ cao thì đã được cảnh báo ngay trong toa thuốc. Hoặc trong quá trình kê đơn thì thấy thuốc cũng đã có sự cân nhắc, tư vấn.

Những tương tác giữa thuốc – thực phẩm thì ít người biết đến. Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh, nếu không hiểu được sự tương tác này thì chỉ đều ảnh hưởng hàng ngày có thể tiềm ẩn nguy cơ phá hỏng quá trình điều trị. Dưới đây là 6 loại tương tác đó.


1. Các thuốc chống trầm cảm và thức ăn chứa tyramine

Hay còn gọi là các IMAOs – nhóm thuốc chống trầm cảm Inhibitor Mono Amino Oxydase như: nialamide, phenelzin, iproniazid, selegiline… Các thuốc này ngăn cản không cho men oxy hóa khử amin đẫn đến sự truyền thần kinh. Tương tác thuốc nguy hiểm khi bệnh nhân sử dụng thuốc chung với một số thức ăn, thức uống như: phô mai để lâu, thịt qua chế biến như nướng, cá hun khói, thịt ướp muối, bơ, chuối, dưa cải, chocolate, rượu đỏ… Các loại thức ăn này có chứa chất tyramine. Do tương tác giữa chất tyramine với các hoạt chất có trong các IMAOs dẫn tới tương tác nghiêm trọng là làm tăng huyết áp kịch phát, có thể dẫn đến tử vong.

Khi dùng thuốc, cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh: TM


2. Các thuốc chống đông và các loại rau củ

Đáng lưu ý ở đây là thuốc kháng vitamin K là những chất chống đông máu tổng hợp như: warfarin, sintrom, indandion… do thuốc có cấu trúc gần giống như vitamin K nên cần tránh việc giữ vitamin K. Thuốc kháng vitamin K là một thuốc có khoảng trị liệu hẹp, tương tác với nhiều loại thực ăn. Do vậy, khi uống thuốc này thì cần hạn chế các loại thực phẩm giàu kali như: bắp cải xanh, củ cải, súp lơ, cải Bruxen, các loại cải có màu lạ càng sậm càng chứa nhiều vitamin K… Do các loại thực phẩm này làm mất tác dụng của thuốc kháng đông, đe dọa bệnh nhân đối mặt với nguy cơ cao bị tăng huyết khối. Nên đội với bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng đông thì ngoài việc thường xuyên phải theo dõi chỉ số INR (international normalized ratio) thường xuyên để đánh giá và kiểm soát hiệu lực của thuốc kháng đông còn cần thiết lập chế độ ăn uống thích hợp.


3. Kháng sinh và sữa

Các sản phẩm từ sữa như yaourt, phô mai, bơ, sữa, kem… đều chứa calcium. Mặc dù đây là một vi lượng quan trọng cho sự sống, sự phát triển xương, có lợi cho sức khỏe… nhưng các sản phẩm của sữa lại làm bất hoạt, làm giảm hấp thu, mất tác dụng của một số kháng sinh như: levofloxacine, ciprofloxacin, doxycyclin, tetrcyclin… Cần khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên dùng các sản phẩm có chứa calcium trước trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ uống kháng sinh.


4. Nước bưởi & một số thuốc trị bệnh mãn tính

Cyp3A4 là một loại enzym chuyển hoá, loại enzym này chuyển hoá nhiều loại thuốc cũng như nhiều loại chất độc thành những chất ít độc hại hơn hoặc dễ bài tiết hơn. Nước bưởi có chứa furanocoumarins, ức chế chuyển hóa enzym CYP3A4, dẫn đến hậu quả trầm trọng do tương tác thuốc – thực phẩm. Tương tác này làm khả năng chuyển hóa của Cyp3A4.

Một số loại thuốc như: thuốc điều trị tăng huyết áp, HIV, statins, thuốc ức chế miễn dịch… cần phải có sự chuyển hóa của Cyp3A4. Như vậy nếu uống các loại thuốc này cùng nước bưởi sẽ làm gia tăng hiệu lực của thuốc do bị ức chế chuyển hoá dẫn đến gia tăng nồng độ thuốc trong máu. Kết quả là tạo ra một lượng thuốc quá liều. Khi quá liều các statins có thể đưa đến hoại tử cơ, hại áp nguy hiểm ở những người đang điều trị với thuốc huyết áp… đôi khi dẫn đến tử vong.


5. Thực phẩm giàu iod và thuốc kháng giáp

Các loại thuốc kháng giáp như: methimazole, PTU… bị làm giảm hiệu quả điều trị khi dùng chung với thực phẩm giàu iod. Do đó, nếu uống thuốc này mà ăn thực phẩm giàu iod thì hiệu quả của thuốc bị giảm, đôi khi phải sử dụng liều cao hơn so với liều thông thường. Như vậy cũng đồng nghĩa với sự gia tăng nguy cơ tác dụng phụ: phát ban, nổi mề đay, bệnh gan… Các loại thực phẩm giàu iod như: hải sản, cá biển, tảo biển, muối…


6. Nước táo và & các loại thuốc được bẽ, nghiện…

Một số thuốc khi dùng phải hòa tan với nước (hoặc bệnh nhân không uống, không nuốt được thì dùng để uống, nhưng nếu cho thuốc vào nước trái cây, nước táo… để uống thì sai lầm. Vì thuốc có thể bị phá huỷ cấu trúc, làm thay đổi được động học… có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính.

Back To Top