Theo Dõi Trọng Lượng Thai Nhi Để Mẹ Nắm Bắt Sự Phát Triển Của Bé

Spread the love

Tìm hiểu về cân nặng thai nhi và sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ là rất quan trọng cho sức khỏe thai kỳ.

Tác giả bài viết:


Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thúy


– Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Ths.BS Trịnh Thị Thúy (Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội)

Khi mang thai, chắc hẳn bà mẹ nào cũng muốn biết những thực mạch sau:


– Liệu cân nặng của bé như vậy là phù hợp chưa?


– Tại sao cùng một tuổi thai nhưng bé của bà mẹ này lại có cân nặng khác với bé của bà mẹ kia?


– Thai sẽ tiếp tục tăng trưởng thế nào ở những tuần tiếp theo?

Bài viết dưới đây sẽ mang đến một phần giúp các bà mẹ biết được cân nặng của thai ở từng thời điểm và những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé, từ đó có thể chăm sóc thai kỳ phụ hợp nhất.


1. Trọng lượng thai nhi thể hiện sự phát triển của bé yêu

Trong quá trình mang thai, muốn theo dõi xem thai có phát triển bình thường hay không, ngoài việc siêu âm xác định hình thái thai, thì việc theo dõi cân nặng của thai nhi cũng với các chỉ số nhận trắc khác của thai như: đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chu vi bụng, chiều dài xương đùi… là vô cùng quan trọng.

Một thai nhi có cân nặng quá thấp hay quá cao so với tuổi thì sẽ có thể là hậu quả của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó của mẹ, của thai hay bất thường của các phần phụ: nhau thai, dây rốn, nước ối.

Bảng theo dõi sát trọng lượng thai.

Theo dõi sát trọng lượng thai, bác sĩ có thể sớm phát hiện ra những bất thường trong quá trình mang thai, từ đó có thể tư vấn cho mẹ bầu chế độ dinh dưỡng hợp lý, có phương pháp điều trị phù hợp các bệnh lý trong thời kỳ thai nghén và đưa ra hướng xử trí kịp thời trong từng trường hợp, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ và bé.


2. Trọng lượng thai nhi theo từng tuần

Trước khi trẻ ra đời, không thể có cách nào cân trực tiếp thai nhi từ trong tử cung của mẹ. Tuy nhiên, với kỹ thuật siêu âm phát triển mạnh như hiện nay, việc được trọng lượng gián tiếp cân nặng của bé thông qua đòc các phần thai khi siêu âm được thực hiện khá dễ dàng và độ chính xác cao.

– Trước 14 tuần tuổi, trong trọng lượng thai nhi theo tuổi thai được ước lượng tính gián tiếp dựa vào chiều dài đầu mông của thai.

– Từ tuần thứ 14 trở đi, chiều dài đầu mông không còn là chỉ số đáng tin cậy, việc ước lượng trọng lượng trong trọng lượng thai nhi được tính toán dựa vào các chỉ số khác như: đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chu vi bụng, đường kính ngang bụng và chiều dài xương đùi…

Chiều dài và cân nặng bé được theo tuần.

Chiều dài và cân nặng bé được theo tuần tương ứng như sau:


– Từ tuần đầu đến tuần thứ 12:

Đây là giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, sau khi trứng đã thụ tinh làm tổ thì bắt đầu phát triển và sắp xếp tổ chức, kích thước của phôi thai còn nhỏ. Thai 10 tuần, chiều dài thai là 30 mm, trọng lượng khoảng 4g. Đến 12 tuần, thai nhi có thể đạt chiều dài 5.4 cm và trọng lượng là 14g.


– Từ tuần 13 đến tuần thứ 27:

Thai nhi thường tăng trưởng nhanh chóng đến mức khác biệt về cân nặng giữa các bé. Tuy nhiên, nếu có sự chênh lệch một chút so với tiêu chuẩn mẹ cũng đừng nên quá lo lắng. Thai 18 tuần, chiều dài đầu mông là 14,2 cm và trọng lượng khoảng 190g; đến 22 tuần, trọng lượng thai đã đạt 430gr và 27 tuần là 875g.


– Từ tuần thai 28 đến tuần thai 40:

Trọng lượng thai nhi tăng trưởng nhanh chóng. Từ đây đến lúc thai đủ tháng, mỗi tuần thai có thể tăng từ 100 – 200g, khi thai 28 tuần trọng lượng thai khoảng 1000g, thai 32 tuần khoảng 1700g và đến khi thai 40 tuần trọng lượng của thai đã vào khoảng 3200 – 3500g.


3. Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng thai nhi

Cân nặng của thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:


– Chiều cao cân nặng của mẹ:

Những bà mẹ gầy gò, thấp bé có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại.


– Các bệnh lý của mẹ:

Mẹ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh mãn tính như suy tim, suy gan, suy thận, tăng huyết áp…cũng có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao.

Trong thai kỳ nếu mẹ bị tiền sản giật, huyết áp tăng. (Ảnh minh họa)



Mẹ bị tiền sản giật:

Trong thai kỳ nếu mẹ bị tiền sản giật, huyết áp tăng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và dinh dưỡng từ mẹ qua bánh nhau đến với thai nhi. Có thể làm cho thai bị suy dinh dưỡng.


4. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ: Nguy cơ thai to so với cân nặng chuẩn


Chức năng của bánh nhau:

Bánh nhau chứa các hồ huyết là nơi cung cấp dinh dưỡng của mẹ cho thai, các gai rau được nhúng trong các hồ huyết, qua hàng rào rau thai lấy chất dinh dưỡng của mẹ vận chuyển qua dây rốn đưa đến thai.

Nếu chức năng của bánh nhau bị suy giảm sẽ làm cho quá trình trao đổi dưỡng chất từ mẹ tới bào thai bị giảm, thai nhi không thu nhận đủ chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, khiến thai nhi còi cọc.

Bánh nhau và dây rốn có nhiệm vụ tác động đến trọng lượng thai nhi. (Ảnh minh họa)


Vai trò của dây rốn:

Dây rốn có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng từ bánh nhau đến thai nhi. Nếu có bất thường ở dây rốn vì dụ: bất thường về cầu trục mạch máu dây rốn sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, chất dinh dưỡng đến thai cũng gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.


Thai nhi bị dị tật bẩm sinh:

Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào các yếu tố như chu vi đầu, chu vi bụng và chiều dài xương đùi. Vì vậy, nếu thai nhi trong bụng mẹ gặp bất cứ dị tật gì cũng ảnh hưởng đến các bộ phận này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cân nặng.


Số lượng thai nhi trong bụng mẹ:

Nếu những mẹ mang thai đôi, thai bản thân các bé sẽ có cân nặng nhẹ hơn so với mẹ mang một thai.


Các thiết bị đo đạc:

Các thiết bị đo đạc tại các phòng khám cho kết quả không chính xác hoặc bác sĩ thao tác sai số cao thì cũng cho ra một kết quả cân nặng thai nhi không đúng với thực tế.

Để tính được cân nặng thai nhi, ngoài siêu âm, thì qua thêm khám lâm sàng, chỉ với một kỹ thuật đơn giản là đo chiều cao tử cung, vòng bụng của mẹ, bác sĩ cũng có thể được lượng một cách khá chính xác trọng lượng thai nhi.

Đo chiều cao tử cung, vòng bụng khi khám thai là một việc làm cần thiết. (Ảnh minh họa)

Do đó, đo chiều cao tử cung, vòng bụng khi khám thai là một việc làm cần thiết, có thể giúp đối chiếu với cân nặng thai được qua siêu âm, hạn chế được sai số.

Từ đầu thai kỳ, mỗi thai nhi phát triển với một tốc độ khác nhau nên trọng lượng thai hay chiều dài thai cũng khác nhau, bảng trọng lượng thai nhi cũng chỉ mang tính chất tham khảo, nhưng chỉ số này chỉ đơn thuần là chỉ số trung bình giống như chỉ số BMI của một người bình thường.

Khi khám thai, nếu thấy cân nặng và chiều dài thai có sự khác biệt với bảng chuẩn, các mẹ cũng không nên quá lo lắng, có thể cân nặng đó vẫn nằm trong giới hạn cho phép của biểu đồ tương ứng thai nhi.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng như bổ sung các loại vi chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Back To Top