Cách Trồng Cây Thủy Sinh Để Bàn Tăng Đẳng Cấp Nhà Ở

Spread the love

Khám phá vẻ đẹp và cách chăm sóc cầy thủy sinh, lôi cuốn không gian sống thêm tươi mới và trong lành.


1. Công dụng của cây thủy sinh


1.1 Cây thủy sinh để bàn

Bên cạnh công dụng trang trí, cây thủy sinh còn là món quà thiên nhiên giúp bù đắp sắc xanh vào không gian sống, mang lại nhiều loại cây thủy sinh để bàn như hồ điệp, lan ý, trúc phú quý, dương xỉ, trúc phát lộc, cau tiểu trâm,… Các loại cây này không chỉ tôn lên vẻ đẹp cho không gian mà còn góp phần làm con người cảm thấy lạc quan hơn trước cuộc sống.

Không chỉ vậy, một số loại cây còn có khả năng lọc không khí rất tốt, giúp mang đến bầu không khí trong lành và đem lại may mắn cho người sở hữu.

Hơn nữa, quá trình chăm sóc và


cách trồng cây thủy sinh


để bàn không hề khó khăn, ai cũng có thể tự trồng được.


1.2 Cây thủy sinh trong bể cá

Các loại cây thủy sinh trong bể cá có vô vàn công dụng hữu ích không chỉ đối với không gian sống của con người mà còn đối với các loại sinh vật trong bể.

Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá hay cây thủy sinh để bàn đều không quá phức tạp.

– Giúp bể cá thêm đẹp và sinh động hơn rất nhiều, làm nổi bật không gian sống.

– Đóng vai trò như “máy lọc nước”: Thực vật thủy sinh có thể hấp thụ và loại bỏ các chất thải, vật liệu phân hủy và kim loại nặng, giúp bổ sung khoảng trống bề mặt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển.

– Cung cấp oxy cho bể cá: Các cây thủy sinh vừa cung cấp đủ lượng oxy, vừa hấp thu lượng carbon dioxide (CO

2

) mà cá thải ra.

– Loại bỏ rêu tảo, là nỗi trăn trở của cá.


2. Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá


2.1 Đối với loại cây có thân và cây thân đứng

Cây thủy sinh có thân thường được trồng hầu như trong mọi điều kiện. Cây giống thường có độ dài, ngắn khác nhau khi mua về hoặc cắt trong bể nên bạn có thể trồng cây ngắn ở trước, cây dài ra sau để tạo kiểu tầng tầng lớp lớp cho đẹp.

Khi trồng, cắt bớt lá ở phần gốc và dùng nhíp gắp cành rồi cắm xuôi xuống nền bể. Lưu ý là nếu cây giống quá dài thì bạn có thể dùng kéo cắt cành thành nhiều khúc khác nhau.


2.2 Đối với loại cây thân bò

Cách trồng cây thủy sinh dạng này cũng khá nhanh gọn như cách trồng cây có thân đứng.

Đối với cây thủy sinh thân bò, không nên trồng theo cả bầu mà nên tách ra từng cành, có thể cắt thành khúc ngắn, bỏ lá ở phần gốc cây và cũng dùng nhíp gắp cành cắm xuống nền bể.

Nên trồng cây thân bò với khoảng cách đều nhau từ 1-3cm để đảm bảo không gian cho cây phát triển và phủ kín nền nhé.


2.3 Đối với loại cây hình hoa thì có thể hình đứng hoặc có củ

Cây thủy sinh dạng này không hề phức tạp, bạn chỉ cần trồng thật kỹ cây xuống nền mà không cần kỹ thuật phức tạp nào, không cần dùng nhíp mà chỉ cần dùng tay không.


3. Cách trồng cây thủy sinh để bàn


3.1 Chuẩn bị trồng

– Cây thủy sinh giống, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán cây cảnh loại cây mà mình thích.

– Bình thủy tinh hoặc chai nhựa trong suốt, để trang trí như sỏi, hoa giả,…

– Dung dịch dinh dưỡng, nước sạch đổ vào và cho những loại nước này giữ đủ dưỡng chất tốt cho cây.


3.2 Cách trồng chi tiết

– Trước tiên, vặt bớt lá già và tỉa bớt rễ ở cây thủy sinh cho gọn và tránh vướng víu.

– Hòa một chất dung dịch dinh dưỡng vào nước sạch vào bình rồi cho cây nhẹ nhàng vào bình, cố định cây, tránh để cây nghiêng, đổ.


3.3 Chăm sóc chậu cây thủy sinh để bàn

Cách trồng cây thủy sinh để bàn không hề khó, quan trọng là bạn biết cách chăm sóc cây. Mỗi ngày nên di chuyển chậu cây ra chỗ có ánh sáng từ 2-3 tiếng để cây được cung cấp đủ lượng ánh sáng mặt trời và phát triển tốt.

Chú ý thay nước và cung cấp nước cho cây thường xuyên để tránh bệnh, nấm cho rễ cây. Khi cây phát triển nhanh và mọc bông rễ quấn dày đặc khiến không khí xung quanh bị hạn chế hơn.

Mỗi lần thay nước xong nên cho 1-2 giọt dịch thủy sinh hoặc 1-2 viên B1 để cây có chất dinh dưỡng nuôi cây.


4. Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây thủy sinh


4.1 Cây thủy sinh để bàn

– Mỗi lần thay nước cho chậu hay bình cây nên lắc và đổ hết nước cũ, thay hoàn toàn bằng nước mới.

– Không nên nhấc hoặc xê dịch rễ ra khỏi chậu, vì mỗi lần nhấc rễ ra khỏi chậu, bộ rễ rất dễ bị va chạm và xê dịch khi khiến vi khuẩn xâm nhập hại cây. Nếu thấy một số rễ thối thì nhấc rễ khỏi chậu và cắt tỉa rễ thối, tránh hiện tượng rễ thối lây lan.


4.2 Cây thủy sinh trong bể cá




Nên đặt hồ thủy sinh ở nơi thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên hoặc đèn nuôi cây. Hạn chế ở nơi có ánh sáng quá mạnh hoặc quá tối.

– Khoảng 1-2 tuần nên thay nước bể cá một lần và chỉ thay khoảng 30 – 50% nước, tùy thuộc vào số lượng cá nuôi và chất lượng của hệ thống lọc nước.

– Thực vật thủy sinh thường yếu do bầu rễ bị tổn thương. Để giúp cây khỏe và hết bệnh tật, có thể rưới bằng nước vôi mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Sau mỗi lần rưới, cho cây vào môi trường nước dinh dưỡng theo định lượng.

Chắc chắn bạn thành công với cách trồng cây thủy sinh để bàn và trong bể cá tràn đầy không gian sống thêm đẹp và sinh động!

Back To Top