Khám phá những mẫu thiết kế nội thất bếp đẹp và hiện đại cho những ngôi nhà thêm phần tiện nghi và ấm cúng.
1. Những lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp 2. Những mẫu nội thất bếp phổ biến nhất hiện nay 2.1. Nội thất bếp kiểu tối giản cho nhà đông 2.2. Nội thất bếp theo phong cách cổ điển 2.3. Nội thất bếp theo phong cách Bắc Âu 2.4. Nội thất nhà bếp kiểu Nhật |
Nếu như phòng khách được xem là trái tim của ngôi nhà thì căn bếp lại được coi như “linh hồn” của chị em phụ nữ, đặc biệt là các bà nội trợ. Dù là người yêu thích nấu ăn hay không, thì việc sở hữu một căn bếp vừa đẹp, hiện đại mà vẫn tiện nghi, đáp ứng nhu cầu sử dụng vẫn là mong ước của rất nhiều người.
Khi thiết kế nhà bếp thì việc lựa chọn nội thất cho nhà bếp cần được coi trọng hơn cả, không chỉ phải đảm bảo được những nguyên tắc căn bản mà còn phải phù hợp với sở thích của gia chủ và phong cách tổng thể của căn nhà.
Thiết kế nội thất nhà bếp cần đảm bảo yếu tố an toàn, phong thủy nhưng cũng cần đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình.
1. Lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp
Phòng bếp là không gian nấu ăn hàng ngày cho gia đình, nên việc thiết kế nội thất phòng bếp không chỉ đơn giản là đáp ứng nhu cầu sử dụng mà nó còn phải đảm bảo cả tính thẩm mỹ và sự phù hợp với mặt phong thủy, tương xứng với các vị trí khác trong nhà. Bởi vậy, khi thiết kế nội thất cho bếp, hãy chắc chắn rằng căn bếp nhà bạn đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản dưới đây.
– Nguồn sáng phủ hợp:
Ánh sáng đèn là hoàn toàn cần thiết, nhưng đối với một căn bếp thì nguồn ánh sáng thiên nhiên là rất cần thiết. Bạn nên bố trí cửa sổ hướng ra vườn hoặc có thể là một cửa sổ ở gần vị trí đun nấu, hệ thống đèn trang trí, ánh sáng trước mặt để đảm bảo sự tiện nghi và tránh cảm giác có bóng che khuất trong quá trình nấu nướng.
– Bố trí nội thất khoa học:
Đây là một yếu tố mà ai cũng cần nhớ khi bắt tay vào thiết kế và bố trí nội thất nhà bếp. Nội thất trong không gian này cần sự tiện nghi và khoa học nhất, có chức năng và khoảng cách phù hợp. Không nên đặt những vật dụng không cần thiết gây mất diện tích hay nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
– Phải có khoảng trống:
Dù có muốn ẩm ướt bao nhiêu thì nội thất hay vật dụng vào căn bếp đi nữa, bạn hãy luôn nhớ tạo cho mình những khoảng trống thích hợp, tạo không gian nấu nướng thoải mái, thoáng đãng.
Mỗi ngóc ngách của căn phòng đều cần có sự tận dụng diện tích một cách phù hợp nhất, giảm thiểu tối đa bề bẩn, bí bách, sự lẫn lộn và thiểu ngắn náp trong căn phòng.
– An toàn là trên hết:
Khi thiết kế và sắp xếp bất kỳ một không gian nào trong nhà cũng cần lưu ý đến tính an toàn của căn phòng ấy, đặc biệt đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Bàn ghế cần có các góc bo tròn hiện đại và an toàn, sàn nhà chống trơn trượt,… đảm bảo hệ thống điện nước an toàn, chống cháy nổ tối đa cho không gian phòng bếp. Khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, lò vi sóng, tủ lạnh,.. cần sắp xếp vị trí khoa học và đảm bảo sự tiện nghi trong quá trình sử dụng.
– Đảm bảo yếu tố phong thủy:
Điều tối kỵ khi thiết kế nội thất phòng bếp là đặt vị trí bếp nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nếu có cửa sổ bếp nhìn ra ngoài. Bếp cũng cần cách xa phòng ngủ, vì bếp nóng bức, khói dớm, người phải chịu nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Những mẫu thiết kế nội thất nhà bếp phổ biến nhất hiện nay
2.1. Nội thất bếp tối giản cho nhà đông
Những mẫu thiết kế nội thất nhà bếp cho nhà đông cần phải đảm bảo các tiêu chí như tận dụng không gian một cách hợp lý, bố trí vật dụng ăn giản mà vẫn đảm bảo sự tiện nghi cho người sử dụng bởi điều kiện nhà đông thường là chiều ngang hợp trong khi có lợi thế về chiều sâu.
Bạn nên lựa chọn những thiết kế nội thất tối giản kết hợp với màu sắc đơn giản mà vẫn đảm bảo sự tiện nghi cho người sử dụng trong bếp nhà đông, nhà phố.
Phòng bếp và phòng ăn khi ấy thường được thiết kế liền nhau giúp phòng bếp lấy được ánh sáng từ phòng khách, tạo không gian mở, làm giảm bớt sự ngột ngạt và chất chội cho phòng bếp, lại không tốn quá nhiều chi phí xây dựng. Bạn nên lựa chọn tủ bếp dạng chữ I hoặc chữ L để tiết kiệm không gian cho căn bếp nhà đông, nhà phố.
2.2. Nội thất nhà bếp theo phong cách cổ điển
Thiết kế nội thất cổ điển là xu hướng đang được ưa chuộng. Khi thiết kế nội thất bếp theo phong cách cổ điển, màu sơn phải thể hiện được sự ngọt ngào, tưới sáng mà vẫn ấm cúng như màu kem, vàng nhạt,… Kết hợp với đồ lắp đặt như các món đồ nội thất hay rèm cửa, trần nhà, tường nhà,…
Trong khi đó, bộ bàn ăn cần được lựa chọn những mẫu đơn giản, nhẹ nhàng, nếu không gian và diện tích cho phép, có thể thiết kế thêm đèn chùm, nếu không, đèn thả hay đèn để bàn là quá hoàn hảo cho một căn bếp cổ điển.
2.3. Thiết kế nội thất bếp theo phong cách Bắc Âu
Phong cách thiết kế nội thất đơn giản, đẹp, có tính theo kiểu Bắc Âu (Scandinavian) không chỉ mang nét hiện đại, sang trọng mà lại không quá tốn kém nên hiện đang được sử dụng rất nhiều tại các gia đình Việt Nam.
Nội thất nhà bếp theo phong cách Bắc Âu phù hợp với những người yêu thích sự nhẹ nhàng, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vài vóc, đồ gỗ, đồ trang trí tranh ảnh mang phong cách hiện đại với một chất nhấn nhẹ nhàng của những món đồ nội thất mộc mạc.
Những mẫu sắc đại diện cho phong cách này thường là trắng, xám, gỗ nhạt mà không hề cần kỳ mà vẫn nổi bật.
2.4. Thiết kế nội thất bếp kiểu Nhật
Những không gian nấu nướng đều ấm cúng, sum vầy với cách trang trí đơn giản, thanh thoát là những yếu tố được đặt lên hàng đầu của những căn bếp phong cách Nhật hiện đại. Dựa trên quan niệm của người Nhật rằng một phòng bếp ấm cúng là gian phòng biệt cách sắp xếp sao cho mọi người cảm thấy gần nhau hơn khi ở trong không gian đó.
Những đường nét thiết kế khá giản dị, ánh sáng nhẹ nhàng, chất liệu gỗ như sàn gỗ, tủ gỗ, cầu thang gỗ… và những vật dụng, nội thất có tông màu ấm áp như nâu, vàng, ghi, xám…được sử dụng trong phong cách này.