Mang thai là một giai đoạn đặc biệt, nơi sự thay đổi tâm lý và thể chất của mẹ trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.
Nếu đang chuẩn bị bị bướu vào hành trình làm mẹ, bạn hãy sẵn sàng đới mặt với những sự thay đổi “kì cục” trong thai kỳ.
Mang thai là một khoảng thời gian đặc biệt, khiến cả cơ thể và tâm lý của người phụ nữ đều thay đổi. Nếu đang chuẩn bị bị bướu vào hành trình làm mẹ, bạn hãy sẵn sàng đới mặt với những sự thay đổi “kì cục” dury đây trong thai kỳ.
Bàn chân to hơn
Hầu hết các mẹ bầu đều sẽ trải qua tình cảnh chân sưng tấy, bị phù trong thai kỳ nhưng ít người nhận ra rằng chân họ thực sự đã to hơn. Chân sẽ có xu hướng trở nên to hơn để hỗ trợ năng lượng đổ về từ lượng tăng lên của cơ thể. Và các mẹ phải chuẩn bị tâm lý, sau khi sinh em bé, chân của chị em cũng không thể nhỏ lại như trước.
Nhiều chị em sẽ thấy kích cỡ giày tăng lên cả 1 size sau khi sinh em bé. (Ảnh minh họa)
Da vùng kín chuyển thành màu xanh
Nhiều chị em sẽ thấy da của vùng kín nhạt màu không còn hồng hào như trước, thậm chí còn chuyển sang trạng thái tím tái hoặc thâm xanh. Chị em đừng quá lo lắng vì do sau khi sinh, lượng máu trong cơ thể giảm đi dẫn đến hiện tượng da của nhiều vùng sẽ trở nên xanh xao hơn. Bổ sung các thực phẩm bổ màu, tái tạo hồng cầu sẽ giúp triệu chứng này nhanh chóng biến mất.
Tiết nhiều nước bọt
Ở nhiều phụ nữ, do sự thay đổi nội tiết tố khi mang bầu khiến cho cơ thể sản sinh nhiều nước bọt hơn. Nhiều khi chị em sẽ phải nuốt nước bọt liên tục hoặc nhổ ra thường tạo cảm giác không thoải mái.
Xuất hiện vết đen dọc bụng, ngực mọc nhiều lông
Nhiều chị em thấy xuất hiện vết đen dọc ngay giữa bụng, nhiều người mọc lông trên khắp các vùng của cơ thể. Lý giải cho hiện tượng này cũng bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố. Nhiều chị em da còn bị nám, tàn nhang nhiều hơn. Sử dụng kem chống nắng có thể sẽ giúp khiến da bớt nám hơn.
Tùy vào sắc tố da của mẹ mà đương vạch giữa bụng sẽ đậm hoặc nhạt, có màu nâu đậm hoặc màu đen. (Ảnh minh họa)
Đau nhức, khó chịu phần cổ tay
Đây còn gọi là hội chứng ống cổ tay, do khi bướu vào tam cá nguyệt thứ ba, dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến bàn tay thường xuyên bị tê hoặc đau nhức ở ngón tay cổ tay và cả bàn tay. Các mẹ bầu hãy chọn phương pháp mat xa để cải thiện tình hình hoặc nhờ sự giúp đỡ từ một nữ hộ sinh nào đó nếu tình trạng đau nhức kéo dài và gây khó chịu.
Chuột rút
Không có gì đau đớn hơn khi bị chuột rút cả đêm không thể ngủ và hiện tượng này kéo dài sang cả ban ngày. Để cải thiện tình trạng khó sờ vì chuột rút, hãy mat-xa chân thường xuyên, nằm ở tư thế duỗi chân, thoải mái cũng giúp cải thiện tình hình.
Ngứa
Nhiều chị em thường xuyên ngứa ngáy khi mang bầu. Nhiều bà bầu còn thường xuyên thấy ngứa lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Tình trạng gan hoạt động không tốt, có thể ứ mật trong gan cũng sẽ gây ra hiện tượng này và còn có nguy cơ gây chết lưu thai.
Các mẹ bầu cần đi xét nghiệm ngay nếu tình trạng diễn ra quá lâu. (Ảnh minh họa)
Đau mỏi xương chân
Thai nhi càng lớn, áp lực lên vùng chân càng tăng. Hãy theo dõi và tập theo các bài tập thể dục vùng chân để làm giảm áp lực lên vùng này và giúp cho các cơ chắc khỏe hơn.
Đau vùng kín
Nhiều chị em cũng thấy vùng kín khó chịu, mỏi và nhức và nhiều khi đau nhói vùng xương chậu. Thai nhi càng lớn, áp lực lên vùng xương chậu càng cao thường gây ra sự khó chịu cho các vùng lân cận.
Đau quanh vùng rốn
Thai nhi càng lớn, vùng da bụng càng căng cứng như áp lực từ việc tử cung giãn nhanh càng khiến gây ra các cơn đau quanh vùng rốn, đặc biệt về cuối thai kỳ. Nhiều chị em thấy phần rốn sẽ bị đẩy lồi ra ngoài và thay đổi hình dạng.
Các cơn đau quanh vùng rốn sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra. (Ảnh minh họa)
Bị chàm khi mang thai
Khi mang thai, nhiều khi do sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch có thể gây ra các triệu chứng của bệnh chàm. Tâm lý lo lắng, bất an của người mẹ khi mang thai cũng khiện tình trạng này trầm trọng hơn. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu như các vết chàm xuất hiện quá nhiều và trở nên nghiêm trọng.
Khó thở
Trong tam cá nguyệt thứ ba, tử cung lớn hơn nhiều, đẩy mạnh cấu trúc tĩnh mạch khiến các bà bầu cảm thấy khó thở và thường xuyên thở dốc.