Thai nhi tuần 36 đang phát triển mạnh mẽ, gần kề ngày chào đời. Mẹ hãy chuẩn bị cho những điều thú vị sắp đến!
Chẳng còn bao lâu nữa mẹ sẽ thực sự được bồng bế con yêu trong vòng tay mình. Vậy sự phát triển của thai nhi tuần thứ 36 có gì đặc biệt để mẹ có thêm sự mong chờ?
Còn 1 tháng nữa mới tới ngày sinh nhưng lúc này từ cung của mẹ dường như đã chất chứa bấy nhiêu lo âu. Ở tuần 36, thai nhi có thể nặng từ 2,6-2,8 kg, chiều dài ở mức 47-48 cm. Chỉ số chiều cao, cân nặng của bé vẫn còn tiếp tục tăng nhanh chóng trong những tuần cuối thai kỳ.
Ngoài ra, trong tuần thai này, lớp mỡ dưới da bé đã tăng lên nhanh chóng, các cơ bắp cũng hoàn thiện nên trông bé đã ra dáng như một bé sơ sinh thực sự. Mọi cơ quan bộ phận của bé đã trưởng thành và sẵn sàng cho sự hoạt động độc lập bên ngoài môi trường tử cung của mẹ. Chỉ có duy nhất phổi vẫn đang tiếp tục phát triển. Thận và gan của trẻ cũng đã bắt đầu xử lý các chất thải. Trong ruột của thai nhi lúc này còn chứa chất thải và đầy chính là “phân su” của trẻ sơ sinh khi mới chào đời. Nhiều bé không thể “nhịn” lâu hơn có thể “đãi tiễn” ngay trong bụng mẹ, khiến nước ối vẫn có màu xanh sẫm hoặc đậm màu.
Bước vào tuần 36, nhiều mẹ bầu bắt đầu đếm ngược thời gian đến ngày dự kiến sinh. (Ảnh minh họa)
Một số bé từ tuần 36 có thể đã di chuyển xuống vùng xương chậu vào ống dẫn sinh khiến mẹ có thể cảm thấy đè nén và bé sắp đến ngày sinh gần kề để gặp mẹ. Với sự phát triển của thai nhi tuần 36 như vậy, một số bé có thể chào đời sớm hơn ngày dự kiến sinh và được sắp vào diện sinh non cần phải theo dõi đặc biệt. Do vậy, mẹ bầu không nên chủ quan và cần theo dõi sát sao những dấu hiệu thay đổi của cơ thể trong thời điểm này.
Với trọng lượng của thai nhi tuần 36 tăng nhanh, cùng với tình trạng “tụt bụng” do bé bắt đầu quay đầu xuống dưới khung xương chậu, việc đi lại của mẹ bầu sẽ trở nên khó khăn hơn. Mỗi đêm bạn sẽ đi tiểu 2-3 lần do bàng quang bị chèn ép, việc này khiến chị em mất ngủ và khó ngủ lại giấc. Nhưng tin vui là bạn sẽ giảm các cơn ợ nóng hoặc tình trạng khó tiêu so với các tuần thai trước.
Ngoài ra, hiện tượng khó ngủ trong những tuần cuối thai kỳ là hoàn toàn bình thường. Đôi khi, tâm lý hồi hộp, lo lắng về chuyến sinh sắp đến khiến nhiều mẹ bầu trằn trọc suy nghĩ nên khó có giấc ngủ ngon. Bạn cần thả lỏng cơ thể, tâm sự với ông xã hoặc bạn bè thân thiết về những nỗi lo của mình và cần tin tưởng chắc chắn rằng con yêu sẽ hoàn toàn khỏe mạnh khi gặp bạn trong ít tuần nữa.
Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường mất ngủ, hoặc giấc ngủ ngắn, khó sâu giấc. (Ảnh minh họa)
Ở một vài tuần thai trước, một số mẹ bầu đã có trải nghiệm về cơn chuyển dạ giả có tên gọi khoa học là cơn gò Braxton-Hicks. Cùng với
sự phát triển của thai nhi tuần 36
, những cơn gò này sẽ xuất hiện thường xuyên khiến mẹ bầu có chút khó chịu, đặc biệt là ở giai đoạn em lẫn đầu mang thai do chưa biết cách phân biệt giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả.
Cơn gò Braxton-Hicks thường không gây đau đớn, chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn 30-60 giây. Cơn gò có thể khiến mẹ bầu khó chịu, cảm giác giống như chị em bị chuột rút nhưng nó không diễn ra đều đặn, có thể xuất hiện và lặn mất khi mẹ bầu thay đổi vị trí nằm, ngồi, đi lại nhẹ nhàng.
Ngược lại, cơn đau chuyển dạ thật có thể khiến chị em vùng xương chậu làm bà bầu đau bụng dưới âm ỉ hoặc đau lưỡng. Cơn đau diễn ra đều đặn, mỗi cơn đau cách nhau 5-10 phút hoặc ít hơn. Càng gần ngày sinh, cơn đau càng dồn dập, kéo dài hơn.
Từ tuần 36 trở đi, mẹ bầu cần làm hồ sơ sinh tại bệnh viện mình lựa chọn sinh con. Đồng thời, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám thai cho bạn đều đặn hơn, ít nhất là 1 tuần/lần để theo dõi sát sao tình trạng thai nhi.
Mẹ bầu cũng cần bắt đầu nói chuyện với người điều hành ních mình làm việc để bàn giao công việc trước khi nghỉ đẻ. Và đừng quên bàn bạc lại lần cuối với nhân viên hành chính về việc bảo hiểm thai sản bạn sẽ được hưởng.
Nếu bạn vẫn còn chưa chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho bé sơ sinh, thì đây cũng là thời điểm bạn cần mua sắm đầy đủ, sắp xếp lại nhà cửa, phòng ở cho bé thật gần gũi, ngăn nắp.