Khám phá sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi, từ sự hình thành tay chân đến sự khởi đầu của các kết nối thần kinh trong cơ thể.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, điểm nổi bật ở sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi là ngón tay và ngón chân đã hoàn thiện; động thái đầu tiên đang mở rộng từ cột sống đến các nhánh phụ đang phát triển.
Tác giả bài viết: |
Đặc biệt “chiếc đuôi” nhợt của thai nhi xuất hiện trong những tuần đầu tiên sắp rụng. Trong não của bé, các tế bào bảo vệ thần kinh đang phân nhánh để kết nối với nhau, tạo thành các dây thần kinh nguyên thủy.
Mặc dù giới tính của bé được quyết định ngay khi tinh trùng kết hợp với trứng nhưng ở tuần thứ 8 này bộ phận sinh dục của bé chưa phát triển đủ để lộ ra giới tính của bé nên dù có nhìn được bên trong tử cung, mẹ cũng chưa xác định được đứa mình sẽ có một bé trai hay bé gái.
Thai nhi 8 tuần tuổi có kích thước bằng một hạt đậu và bé sẽ liên tục di chuyển trong cơ thể mẹ nhưng bạn vẫn chưa thể cảm nhận được gì vì những chuyển động này rất nhẹ.
Xem video
: 5 KHÔNG mẹ nào đang mang bầu cũng phải ghi nhớ
Cục sống mẹ bầu 8 tuần thay đổi như thế nào?
Bà bầu có thể cảm thấy ốm ngột hãi chật hạn so với bình thường. Vì thế, hãy nghĩ đến việc thay đổi ngực mới với kích thước lớn hơn để hỗ trợ ngực mẹ bầu tốt hơn. Sự thay đổi hormone trong cơ thể từng lên càng làm “nhịn hoa” của mẹ bầu phát triển, có thể sậm màu hẳn và nhiều thay đổi khác nữa.
Mẹ bầu giai đoạn này cũng có thể cảm thấy mệt mỏi. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng đáng kể progesterone khiến bạn uể oải, chậm chạp và cần kiên nhẫn nhiều hơn. Một số mẹ bầu còn bị mất ngủ, khó ngủ và đi tiểu thường xuyên.
Tìm hiểu về các xét nghiệm tiền sản trong 3 tháng đầu
Bác sĩ sản khoa có thể sẵn sàng tư vấn cho mẹ bầu một loạt các xét nghiệm trong khi mang thai, có thể giúp xác định thai nhi có tiềm ẩn mắc hội chứng Down và các bệnh khác hay không. Một số xét nghiệm máu tương đối đơn giản.
Lưu ý: Trước khi bạn đồng ý với bất kỳ xét nghiệm nào, hãy yêu cầu bác sĩ hoặc người tư vấn cho bạn giải thích rõ xét nghiệm này là gì, cách thức thực hiện và kết quả sẽ cho bạn biết điều gì. Nhiều xét nghiệm tiền sản là để sàng lọc chứ không phải có mục đích chẩn đoán.
Dưới đây là các xét nghiệm tiền sản trước sinh trong tam cá nguyệt đầu tiên mà bạn có thể tham khảo.
Sàng lọc trong tam cá nguyệt đầu tiên
Những kiểm tra cần thiết trong tam cá nguyệt đầu tiên bao gồm: xét nghiệm máu để đánh giá sức khỏe của người mẹ và siêu âm độ mờ da gáy. Siêu âm độ mờ da gáy được thực hiện từ tuần thứ 11 đến tuần lễ 13 + 6 ngày, còn xét nghiệm máu có thể được thực hiện cùng một lúc hoặc một vài tuần trước đó.
Khám sàng lọc trong tam cá nguyệt đầu tiên giúp bạn biết tỷ lệ mắc Hội chứng Down của bé và một vài yếu tố khác. Đây không phải là chẩn đoán. Việc sàng lọc không gây nguy cơ sảy thai cho bé và có thể là tiền đề giúp bạn quyết định xem có muốn tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán có tính chất xâm lấn như: sinh thiết gai nhau (CVS) hay chọc ối… để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể hay không.
NIPT (noninvasive prenatal testing – sàng lọc trước sinh không xâm lấn)
Phương pháp này, bác sĩ chỉ cần lấy 10ml máu trong tĩnh mạch của người mẹ, không cần xâm phạm thai nhi, là có thể phát hiện hội chứng Down và một số bất thường nhiễm sắc thể khác ở tuần thứ 10 của thai kỳ hoặc vào tuần sau đó.
CVS (chorionic villus sampling – Sinh thiết gai nhau)
Xét nghiệm chẩn đoán này liên quan đến việc thu thập các tế bào từ nhau thai, sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích di truyền. CVS có thể xác định xem thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể hay không và các rối loạn di truyền khác hay không. Xét nghiệm này được thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, thường là từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 12.
Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 8: Tìm hiểu những điều cần tránh
Ngay khi mang thai, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều những lời khuyên cũng như chia sẻ của người thân, bạn bè về các bí quyết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên bạn cần biết rằng không phải tất cả những lời khuyên này đều chính xác.
Để có được thông tin về việc chăm sóc thai kỳ chính xác, uy tín nhất, các mẹ nên tham khảo trực tiếp bác sĩ sản khoa. Hãy hỏi bác sĩ về tất cả những vấn đề liên quan đến thai kỳ như bà bầu nên ăn gì, không nên ăn gì, có nên tập thể thao… để có các quyết định chính xác.