Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về sự phát triển của thai nhi ở tuần 40, 41 và những điều cần biết cho mẹ bầu.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho biết, thai nhi 40 tuần thường có cân nặng khoảng 3,3-3,6kg (bằng khoảng một quả dưa hấu) và dài 51-52cm.
Tác giả bài viết: |
Sau bao ngày tháng dài chờ đợi, cuối cùng ngày mẹ đón em bé chào đời cũng đã đến gần. Tuần 40 hay tuần 41 của thai kỳ chính là thời điểm “chín muồi” nhất để bé đón chào thế giới. Vậy trong 2 tuần nay, thai nhi và cơ thể mẹ bầu có những sự thay đổi như thế nào trước khi bước sang một hành trình mới – hành trình chăm sóc, nuôi dạy con?
Thai nhi 40 tuần, 41 tuần tuổi phát triển ra sao?
Thai nhi 40 tuần tuổi sẵn sàng chờ đợi bất cứ lúc nào.
Ở thời điểm này, bé thường có cân nặng khoảng 3,3-3,6kg (bằng khoảng một quả bí ngô) và dài 51-52cm. Xương sọ của bé vẫn chưa khít lại mà có thể vẫn còn khe hở, chính vì thế mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy bé sinh ra lại có diện mạo méo và hơi giống hình chóp. Nhưng mẹ hãy yên tâm đây chỉ là một hiện tượng bình thường và mang tính tạm thời.
Khi thai nhi bước sang tuần 40, 41 của thai kỳ mà vẫn “gan lì” chưa xuất hiện thì mẹ cũng không hề có dấu hiệu gì cho thấy mình chuẩn bị lâm bồn. Chắc chắn mẹ sẽ rất sốt ruột và xen lẫn với đó là một chút lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên nếu mọi chỉ số mang thai của mẹ đều tốt, thai vẫn cử động đều, siêu âm nước ối bình thường, biểu đồ theo dõi nhịp tim thai trên máy (CTG) bình thường thì không cần phải quá hoang mang bởi thời điểm sinh khi thai qua ngày dự sinh cũng là một hiện tượng bình thường, thậm chí là phổ biến.
Nếu ngày dự sinh của bạn chỉ được tính dựa trên cơ sở kỳ kinh cuối cùng thì kết quả chưa hẳn đã chính xác. Thậm chí khi ngày dự sinh được tính toán cẩn thận vẫn có rất nhiều trường hợp kéo dài thời gian mang thai mà không rõ lý do.
Để chắc chắn biết rằng em bé vẫn phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm và kiểm tra xem bạn có nên tiếp tục dương thai trong tử cung cho đến ngày trở dạ tự nhiên hay không.
Mẹ mang thai những tuần cuối nên đi khám thai thường xuyên. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra các cơ động của bé, chuyển động của cả ngực và cổ, bé xòe hay nắm bàn tay… Đặc biệt bác sĩ cần xác định xem lượng nước ối bao quanh bé có đủ hay không sự hỗ trợ của nhau thai tới sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ theo dõi nhịp tim thai và kiểm tra cổ tử cung của mẹ bầu nhằm xác định xem nó đã ở vị trí “sẵn sàng” hoặc có đủ độ mềm, độ giãn nở hay chưa để “vượt cạn”.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi có vẫn đề, chẳng hạn như lượng nước ối quá thấp, cử động thai quá ít, nhịp tim thai trên biểu đồ theo dõi Monitor bất thường thì bác sĩ sẽ có sự can thiệp bằng việc khởi phát chuyển dạ (kích sinh). Tuy nhiên nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn sẽ được chỉ định sinh mổ ngay lập tức.
Kiến thức cho mẹ: Phương pháp kích thích sinh nở
Nếu đã quá ngày dự sinh và thai đã “già” mà mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bác sĩ có thể sử dụng một số kỹ thuật và thuốc để giúp mẹ có những cơn co thắt thật.
Hành động kích sinh thường được các bác sĩ thực hiện cho trường hợp thai nhi bị nguy hiểm khi tiếp tục phát triển trong tử cung hoặc nếu mẹ không hề có dấu hiệu chuyển dạ khi ngày dự sinh đã quá khoảng 1 đến 2 tuần. Đặc biệt vào khoảng tuần 42, nhau thai có thể trở nên kém hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi và dẫn đến nguy cơ biến chứng cho thai nhi là rất cao.
Vậy bác sĩ sẽ tiến hành kích sinh như thế nào?
Có nhiều phương pháp kích sinh khác nhau và việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào thể trạng cơ thể cũng như cổ tử cung của mẹ.
Nếu cổ tử cung của bạn chưa mềm và diễn ra thì bác sĩ sẽ sử dụng kích sinh bằng cách tiêm thuốc có chứa prostaglandin vào âm đạo của bạn. Loại thuốc này có tác dụng kích thích cổ tử cung giãn nở và gây ra những cơn co thắt chuyển dạ.
Nếu các loại thuốc prostaglandin không phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ sử dụng tới một loại thuốc khác có tên gọi là Oxytocin để kích thích các cơn co thắt. Nếu những phương pháp không hiệu quả, bạn có thể phải sinh mổ.
Một số hình thức kích sinh (khởi phát chuyển dạ) khác
– Kích thích nắm vuốt
Kích thích nắm vuốt của bạn để giải phóng oxytocin, từ đó giúp bạn bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ.
– Lóc ối (tách màng ối)
Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản sẽ sử dụng đầu ngón tay để bộc tách màng ối ra khỏi thành tử cung. Động tác này giúp cổ thể tự sản xuất prostaglandin, gây khởi phát chuyển dạ. Thủ thuật này có thể gây khó chịu cho mẹ bầu nhưng có thể xem là phương pháp an toàn nhất trong các phương pháp khởi phát chuyển dạ. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần nhớ rằng không phải tất cả các trường hợp đều vào chuyển dạ sau khi được bác sĩ lóc ối nhé. Bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng cổ tử cung sau đó và có thể lóc ối thêm hoặc kết hợp với một số phương pháp khởi phát chuyển dạ (kích sinh) khác nếu bạn chưa vào chuyển dạ thật sự..
Các mẹ bầu không nên tự thực hiện các phương pháp kích sinh tại nhà qua các hướng dẫn trên mạng internet hoặc qua những lời truyền miệng thiếu chứng cứ khoa học. Không có một phương pháp kích sinh (khởi phát chuyển dạ) nào được xem là an toàn tuyệt đối. Thời gian được gấp con sắp đến rồi vì thế mẹ ở thời điểm này mới hành động của mẹ cần phải có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.
Việc mẹ cần làm khi mang thai 40-41 tuần
– Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đổi mật với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…
– Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
– Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.