Thai Nhi 39 Tuần: Sự Phát Triển Lớp Da Non

Spread the love

Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi và những thay đổi trong cơ thể mẹ trong giai đoạn gần sinh.

Tác giả bài viết:

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung

– Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.


Thai nhi 39 tuần tuổi phát triển ra sao?

Thai nhi 39 tuần tuổi nặng khoảng 3,2kg.

Thai nhi 39 tuần tuổi sẽ nặng khoảng 3.2kg (tương đương với một quả dưa hấu nhỏ) và dài 51cm. Thông thường, các bé trai thường nặng hơn bé gái một chút và bé đã đủ ngày tháng để chào đời bất cứ lúc nào.

Cở thể bé tiếp tục tích mỡ dưới da giúp giữ ấm sau khi sinh. Những lớp biểu bì bên ngoài đang dần biến mất và thay vào đó là lớp da non.




Cuộc sống mẹ bầu 39 tuần thay đổi như thế nào?

Tại mỗi lần khám thai ở những tuần cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bụng bà bầu để theo dõi sự phát triển và tư thế của thai nhi so với khung chậu của mẹ. Bác sĩ trực tiếp theo dõi thai kỳ cho bạn cũng có thể khám cổ tử cung để xác định xem liệu cổ tử cung đã bắt đầu có dấu hiệu mềm hơn, mở hơn hay chưa. Tuy nhiên, việc kiểm tra này vẫn không thể dự đoán chính xác ngày sinh.

Nếu quá ngày dự sinh mà bà bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ và em bé vẫn “gan lì” ở trong bụng thì bác sĩ sẽ kiểm tra bao thai để xác định xem tình trạng sức khỏe của thai nhi như thế nào, có tiếp tục ở trong bụng mẹ hay không. Nếu sau tuần 41 mà mẹ không có bất cứ dấu hiệu nào của sự chuyển dạ, thông thường các bác sĩ sẽ cho nhập viện và thực hiện phương pháp gây sinh hay kích thích chuyển dạ.

Ở tuần 39, thai phụ đừng quên nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là chú ý đến từng chuyển động của bé và hãy bào ngay cho bác sĩ trực tiếp theo dõi thai kỳ cho bạn nếu con có dấu hiệu ít đi. Đồng thời, mẹ cũng cần đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy hiện tượng vỡ ối. Nếu bạn đã bị vỡ ối nhưng những cơn co thắt chuyển dạ chưa xuất hiện thì bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp gây sinh nhằm đưa thai nhi ra ngoài. Cần chú ý rằng mổ sinh chỉ là một trong các phương pháp để đưa thai nhi ra ngoài. Không phải tất cả các trường hợp đều cần phải mổ sinh.


Kiến thức cho mẹ: Sự thay đổi ở cơ thể sau sinh

Ngay cả khi quá trình sinh nở của bạn diễn ra thuận lợi và dễ dàng thì bạn cần phải mất một khoảng thời gian rất dài thì cơ thể mới phục hồi lại như trước kia. Có thể rất khó khăn nhưng hãy nhớ rằng bạn có thể chịu đựng được trong 9 tháng thì khoảng thời gian sau này sẽ không là gì cả, chỉ cần nhìn thấy con yêu là bạn sẽ thấy mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Vậy sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ thay đổi như thế nào?


– Bắt đầu giảm cân nhanh chóng

Mặc dù sau khi sinh mẹ có thể giảm cân nhanh chóng do không còn chứa một hình hài trong bụng nữa nhưng mẹ vẫn cần một khoảng thời gian dài để lấy lại vóc dáng ban đầu.

Sau khi sinh con, người mẹ sẽ giảm cân nhanh chóng.


– Sản dịch sau khi sinh

Sau khi em bé được sinh ra, các tế bào bao hình thành lập niêm mạc tử cung của mẹ sẽ bắt đầu bị bong ra. Điều này dẫn đến hiện tượng sản dịch trong vài tuần đầu sau khi sinh. Ban đầu, sản dịch có màu đỏ tươi giống như kinh nguyệt, sau đó dần dần chất dịch này có màu sắc nhạt hơn và cuối cùng là màu trắng hoặc vàng trước khi mất đi hoàn toàn.


– Cảm xúc của mẹ thay đổi liên tục

Trong vòng 1 hoặc 2 tuần sau khi sinh con, nhiều bà mẹ đã phải trải qua những trạng thái tình cảm, cảm xúc khác nhau, thậm chí là thay đổi liên tục như: dễ rơi nước mắt, khóc lóc, mệt mỏi, khó ngủ hoặc thậm chí là cảm thấy lo âu, buồn chán…

Bạn cần chú ý đến sự thèm ăn của mẹ cũng thay đổi, có thể muốn ăn nhiều hơn hoặc là rất chán ăn. Tuy sự biến động cảm xúc này sẽ nhanh chóng mất đi nhưng trong khoảng thời gian này chị em nên quan tâm đến hạnh phúc nhiều hơn để tránh dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

Người mẹ sau sinh dễ thay đổi cảm xúc.



Sau sinh, mẹ cần đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy những dấu hiệu như:


– Có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường

Sau khi sinh, nếu mẹ nhận thấy sản dịch ra quá nhiều, phải thay nhiều hơn 1 miếng băng vệ sinh trong 1 giờ, xuất hiện những cục máu lớn, chảy máu đỏ tươi trong khoảng 4 ngày liên tiếp thì rất có thể mẹ đã bị băng huyết. Đồng thời, nếu mẹ còn bị đau đầu, chóng mặt, đặc biệt là đau đầu nặng, tim đập nhanh, hồi hộp… thì đừng chần chừ nữa hãy nhập viện ngay lập tức.


– Bị nhiễm trùng sau sinh

Nếu phát hiện mình bị sốt, đau bụng dưới hoặc tiết dịch có mùi hôi khó chịu; khó đi tiểu, tiểu đau, nước tiểu có màu; vết mổ sưng tấy lên hoặc chảy nước; đau và căng tức chỉ một bên vú kèm với sốt, lạnh, mệt mỏi, nhức đầu… thì rất có thể mẹ đã bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.


– Có dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà mẹ bầu không được xem nhẹ. Nhiều trường hợp người mẹ bị trầm cảm đã gây ra những tổn hại cho chính bản thân và đứa trẻ. Chính vì thế người thân cần đặc biệt chú ý đến những thay đổi trong tâm trạng cũng như hành động của phụ nữ sau sinh. Hãy đưa họ đến bệnh viện ngay nếu thấy họ không thể nào ngủ ngay cả khi con đã ngủ say, có suy nghĩ sẽ làm hại con mình, khóc nhiều ngày liên tiếp, hoảng loạn, sợ hãi…


Việc mẹ cần làm khi mang bầu tuần 39

– Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và cố gắng ngủ khi thai nhi ngủ.

– Có chế độ ăn uống thích hợp sao cho mẹ khỏe và có nhiều sữa cho con bú.

– Uống nhiều nước, tránh uống cà phê, rượu, nước ngọt.

– Đừng tự đặt ra quá nhiều việc, nếu có thể hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân.

– Tham khảo kinh nghiệm đi đẻ của các bà mẹ khác.

– Xem xét lại tất cả đồ đạc cần mang theo khi đi đẻ.

Back To Top