Tác hại của việc kiêng nước không vệ sinh khi trẻ mắc sởi

Spread the love

Bài viết đề cập đến nguy cơ mắc bệnh sởi ở trẻ em và những điều cần lưu ý từ bác sĩ chuyên khoa.

Rất nhiều bà mẹ khi con bị sởi đã cho kiêng ăn, kiêng tắm, kiêng cả vệ sinh răng miệng… điều này khiến không ít trẻ bị biến chứng nguy hiểm.

PGS Bùi Vĩ Huy chia sẻ về các bệnh biến chứng khi mắc bệnh sởi.

Hiện nay, tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc đã ghi nhận tình trạng gia tăng số ca mắc bệnh sởi. Riêng tại Hà Nội, tính trong 8 tháng đầu năm, đã ghi nhận gần 300 ca mắc sởi, con số này tăng gấp rất nhiều lần so với cả năm 2017 cũng như các năm trước đó.

PGS.TS Bùi Vĩ Huy – Trưởng khoa Nhi (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, nguyên nhân trẻ mắc sởi và điều trị chủ yếu là không được tiêm phòng đầy đủ. Trong đó có những trẻ mắc sởi bị biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, hiện các bác sĩ đang phải tích cực điều trị.

Một vấn đề mà rất nhiều phụ huynh khi con mắc sởi gặp phải, đó là sai lầm trong cách chăm sóc trẻ. PGS Huy chia sẻ, trong điều trị và chăm sóc trẻ bị sởi, nhiều phụ huynh vẫn có quan niệm phải kiêng ăn, kiêng gió, kiêng nước… Điều này là hoàn toàn sai lầm khiến trẻ bệnh càng nặng thêm.

Theo phân tích của PGS Huy, việc bố mẹ kiêng ăn cho trẻ khi bị sởi, sẽ khiến trẻ không đủ sức đề kháng, điều đó làm kéo dài thời gian điều trị bệnh cho trẻ.

Riêng đối với việc kiêng nước, kiêng gió cũng là vấn đề vô cùng nguy hiểm. Bởi, khi kiêng nước trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, từ đó khiển trẻ bị vi khuẩn tấn công, tình trạng viêm phổi tăng lên.

PGS Huy chia sẻ về các hệ lụy khi chăm sóc trẻ bị sởi sai cách.

Lấy ví dụ cụ thể, PGS Huy chia sẻ câu chuyện về một bệnh nhân mắc sởi, sau đó bị biến chứng cam tán, nguy kịch. Theo đó, khi trẻ mắc sởi, dù được bác sĩ khuyên nhiều lần nhưng mẹ cháu bé không nghe theo và quyết kiêng nước cho trẻ.

Sau khi không được vệ sinh sạch sẽ, nhất là vùng miệng, họ cháu bé bị vi khuẩn tấn công và gây tổn thương nghiêm trọng.


“Đây là trường hợp xảy ra cách đây một thời gian, nhưng tôi còn nhớ mãi. Hôm đó là ngày tôi trực, khoảng 3 giờ chiều tôi đi các buồng thì phát hiện có mùi lạ. Sau khi tìm kiếm hành lang không thấy, tôi tìm dẫn thử phát hiện mùi lạ từ một cháu bé.”


Ngay sau khi phát hiện ra, tôi lập tức tham khám, đồng thời gọi các bác sĩ chuyên khoa khác như tai mũi họng, rằng hàm mặt cũng tham khám.


Sau tôi về nhà, đến 6 giờ sáng hôm sau quay lại phòng bệnh, thật bất ngờ khi thấy toàn bộ vùng hàm, răng của cháu bé đã bị rụng và mủn ra hết, kể cả xương quai hàm.


Thậm chí, khi lấy mẫu cẩn thận để thêm khám, đúng vào đỉnh đầu là mủn ra đỉnh đầu. Như vậy, trong vòng chưa đầy 24 tiếng, vi khuẩn đã tấn công hết toàn bộ vùng hàm mặt của cháu bé”, PGS Huy kể lại ca bệnh.

Từ trường hợp trên, PGS Huy khẳng định rằng việc kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn khi trẻ bị sởi là hoàn toàn sai lầm. Mặc dù đều đã được đưa ra những phương pháp phân khoa học khi trẻ mắc sởi, nhưng PGS Huy cho rằng con số đó không nhiều.

Để nâng cao nhận thức của người dân trong phòng bệnh sởi, PGS Huy cho rằng, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục thường xuyên về các phương pháp phòng bệnh khoa học. Đặc biệt, là tuyên truyền để người dân đưa trẻ đi tiêm phòng hoặc xin đủ, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là vô cùng quan trọng.

Back To Top