Tìm hiểu về các loại sữa tốt cho mẹ bầu trong thời gian mang thai và lợi ích sức khỏe của chúng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi |
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam). |
Trước khi có thai, người mẹ có thể ăn uống thoải mái, hưởng thụ những món mình thích, nhưng khi có thai – nghĩa là bạn phải có trách nhiệm với sự sống, sự phát triển thể chất và trí tuệ của một người nữa.
Vì vậy người mẹ cần nghiên cứu các chế độ dinh dưỡng và đổi hỏi khi cần tự hỏi, liệu món ăn/ đồ uống đó có gây ra phản ứng dị ứng nào không?
Uống sữa là cần thiết và tốt cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của bé. Song, không phải mẹ bầu nào cũng có hiểu biết đúng về các loại sữa cũng như thành phần dinh dưỡng trong mỗi loại.
1. Khi nào phụ nữ mang thai nên uống sữa bầu?
Theo các chuyên gia y tế, vào cuối tuần thứ 5 hoặc thứ 8 của thai kỳ là thời gian thích hợp nhất để các mẹ bầu bắt đầu uống sữa, thậm chí mẹ có thể uống từ khi có kế hoạch mang thai để chuẩn bị đầy đủ dưỡng chất cho việc mang thai.
Ở những tháng đầu thai kỳ, do nhiều mẹ bầu bị ốm nghén nên sẽ khó uống sữa hơn. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những phương pháp giảm ốm nghén, cũng như tư vấn về chế độ uống hợp lý nhất khi mang thai.
2. Các loại sữa cho bà bầu
Sữa ít béo/ sữa gầy:
Đây là một trong những lựa chọn tốt nhất giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Nó cũng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cho sự phát triển và cấu trúc xương của bé.
Một cốc sữa ít chất béo cung cấp 302mg canxi, giúp bảo vệ trẻ khỏi thiểu hụt canxi sau khi sinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 2-3 ly sữa ít chất béo là lý tưởng trong khi mang thai. Đây là một lựa chọn hàng đầu cho những mẹ bầu hội nặng cần/ thừa cân.
Dinh dưỡng cho bà bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi (Ảnh minh họa)
Sữa nguyên chất hoặc sữa nguyên kem:
Sữa nguyên chất chứa chất béo và chất dinh dưỡng. Một cốc sữa nguyên chất cung cấp 146 calo trong khi sữa gầy chỉ có 83 calo.
Sữa tiệt trùng:
Cho dù bận chọn sữa gầy hoặc sữa nguyên chất, bạn cần phải chọn sữa đã được tiệt trùng. Sữa tươi chưa qua tiệt trùng chứa vi khuẩn, có thể gây nguy hiểm cho bạn và em bé của bạn. Làm nóng sữa có thể kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn.
Sữa có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả động vật và thực vật. Từ sữa bò đến sữa dê, sữa gạo và sữa hạnh nhân, mỗi loại có giá trị và hướng vị dinh dưỡng khác nhau, mà bạn cần biết trước khi thử.
3. So sánh các loại sữa
Sữa bò:
Đây là loại sữa phổ biến, được sử dụng rộng rãi và sẵn có trên thị trường. Với loại sữa này, mẹ bầu có thể chọn lựa: sữa nguyên chất, sữa không béo, sữa tách kem…
Sữa bò là loại sữa thông dụng (Ảnh minh họa)
Sữa bò cũng giàu axit amin giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể người mẹ và cơ thể bé. Cũng chứa Vitamin D, giúp tránh xa bệnh tiểu đường ở các bà mẹ và hỗ trợ trong sự phát triển của thai nhi; Vitamin E, chất chống oxy hóa; Vitamin A, tốt cho thị giác, xây dựng các mô khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Một ly sữa bò cung cấp 275-300mg canxi.
Sữa dê:
Không phổ biến, nhưng rất bổ dưỡng. Nó có một hướng vị đặc trưng. So với sữa bò, sữa dê có hàm lượng protein và hàm lượng vitamin B2 cao hơn một chút. Chất béo – MCTs trong sữa dê giúp giảm cholesterol và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ tiêu hóa.
Sữa dê – Không phổ biến, nhưng rất bổ dưỡng (Ảnh minh họa)
Hàm lượng vitamin A cao có trong sữa dê được hấp thu trực tiếp vào cơ thể, cũng như Vitamin B2 sản xuất kháng thể, giúp mẹ và thai nhi có hệ miễn dịch tốt hơn. Một cốc sữa dê cho 330mg canxi.
Sữa đậu nành:
Sữa đậu nành là lựa chọn tốt cho không ít mẹ bầu. Hàm lượng protein trong sữa đậu nành sánh ngang với sữa bò. Nó không chứa cholesterol và cung cấp một lượng lớn canxi tốt cho thai nhi và người mẹ.
Ngoài ra, hàm lượng chất béo không bão hòa đơn và đa không bão hòa giúp chống lại các bệnh tim mạch và chất chống oxy hóa giúp chống ung thư. Một ly sữa đậu nành cung cấp tới 300mg canxi.
Sữa đậu nành là lựa chọn tốt cho không ít mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Sữa hành nhân:
Sữa hành nhân là lựa chọn tốt nhất với những người không dung nạp gluten hoặc dị ứng với protein đậu nành. Nó không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, lại rất giàu chất xơ, axit folic, vitamin B và E, protein, canxi và sắt, ít calo và chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một cốc sữa hành nhân được cho là cung cấp 200mg canxi.
Sữa hành nhân là lựa chọn tốt nhất với những người không dung nạp gluten (Ảnh minh họa)
Sữa yến mạch:
Hàm lượng chất xơ cao trong sữa yến mạch giúp ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ. Nó kiểm soát cảm giác thèm ăn, theo dõi lượng đường trong máu, và giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Sữa yến mạch cũng giàu vitamin A và vitamin nhóm B, và các khoáng chất như kali, mangan và phốt pho. Hàm lượng protein của sữa yến mạch nhiều hơn sữa gầy nhưng ít hơn sữa bò.
Sữa yến mạch cũng giàu vitamin A và vitamin nhóm B (Ảnh minh họa)
4. Cách an toàn để tiêu thụ sữa trong thời gian mang thai
Khi tiêu thụ quá mức hay không phải đúng cách, sữa có thể gây ra một số khó chịu cho cơ thể mẹ bầu. Dưới đây là một số cách an toàn để tiêu thụ sữa:
– Với sữa bột: pha loãng sữa với nước theo tỷ lệ như hướng dẫn của nhà sản xuất. Dùng nước ấm vừa đủ, khoảng 40 độ C để pha sữa.
– Uống từ từ, không uống nhanh, nuốt vội.
– Tránh uống sữa sau bữa ăn.
– Bạn có thể uống khoảng 3 ly sữa mỗi ngày.
Những điều cần ghi nhớ khi uống sữa
Mặc dù sữa có lợi cho sức khỏe mẹ và bé nhưng có một số điều mẹ bầu cần đặc biệt ghi nhớ:
– Các loại thực phẩm từ sữa như sữa chua có thể làm bữa ăn nhẹ vào những giờ chiều cho mẹ bầu.
– Có thể kết hợp sữa với ngũ cốc như: yến mạch, ngô hoặc bắp, lúa mạch… cho bữa ăn sáng.
Vào bữa tối, có thể uống một ly sữa tách béo (Ảnh minh họa)
5. Uống sữa khi mang thai: Các câu hỏi thường gặp
Mẹ bầu nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?
Sữa giàu canxi, vitamin D, protein và các khoáng chất. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy không khỏe vì ốm nghén, hoặc nếu bạn không nạp đủ chất dinh dưỡng bởi kén ăn thì có thể cân nhắc lượng dinh dưỡng bằng việc uống thêm sữa. Duy trì 400-500ml sữa/ngày là hợp lý.
Sữa công thức cũng là lựa chọn của nhiều mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn sữa công thức dành cho bà bầu hoặc sữa tiệt trùng. Tùy từng thể trạng và khẩu vị của mẹ bầu mà bạn có thể lựa chọn loại sữa phù hợp với mình.
Đặc biệt lưu ý, không uống các loại sữa tươi việt trực tiếp, bởi sữa này chưa qua tiệt trùng, dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây hại đến nguy cơ sinh thai hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.
Làm thế nào để mẹ bầu bất ngờ uống sữa?
Không phải mẹ bầu nào cũng ngửi thấy mùi sữa. Cảm giác thấy sữa là buồn nôn hay không thể uống rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.
Để hạn chế tình trạng này, mẹ hãy thử nhiều cách khác nhau như chia thành nhiều cữ nhỏ trong ngày hoặc chọn sữa có kèm hương vị như: vani, cam, chocolate… sẽ giúp vị sữa thanh nhã, dễ uống hơn.
Rất nhiều mẹ bầu sợ uống sữa (Ảnh minh họa)
Mẹ bầu không hấp thu được sữa thì phải làm sao?
Có một tỷ lệ nhất định các mẹ bầu rồi vào tình trạng không hấp thu được sữa, hoặc cứ uống sữa là bị dị ứng. Sữa đã và “danh sách đen” nên việc bạn cần là tiếp tục uống sữa và chọn cách bổ sung dưỡng chất từ sữa thông qua thực phẩm khác.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ bầu uống quá nhiều sữa?
Cái gì quá cũng không tốt. Uống quá nhiều sữa trong khi mang thai có thể khiến bạn khó tiêu và đầy hơi, uống quá nhiều sữa bột, đặc biệt là nếu pha không đúng cách, có thể gây tiêu chảy, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng.