Khám phá tầm quan trọng của sữa bầu và giải đáp những câu hỏi liên quan đến các loại sữa tốt nhất cho bà bầu.
Bài viết được tư vấn bởi |
Nhiều mẹ thường lầm tưởng sữa bầu có tác dụng “thần thánh” giúp con thông minh, khỏe mạnh hơn bởi môi trường “nghén lên, nghén xuống” vẫn còn sống cứng chất uồng sữa bầu cho bằn được.
Tuy nhiên, theo Ths.Bs. Lê Thị Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia), việc bà bầu nên uống sữa gì còn tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của từng người. Riêng đối với sữa bầu, các mẹ không nên lạm dụng mà ngược lại phải có sự tìm hiểu kĩ càng trước khi uống.
Tác dụng của sữa cho bà bầu
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng đối với phụ nữ cao hơn bình thường, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng, mà quan trọng nhất là sắt, axit folic, canxi, kẽm… Bác sĩ Hải cho biết:
“Nếu người bình thường 1 ngày chỉ cần 1000mg canxi, thì với bà bầu có thể lên tới 1200mg đến 1500mg. Vậy nên, việc dùng những thực phẩm giàu canxi trong thời kỳ mang bầu là rất cần thiết. Mà trong đó, sữa là một trong số các loại thực phẩm chứa nhiều canxi nhất”.
Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là có phải nhất thiết phải uống sữa bà bầu hay không? – Câu trả lời của bác sĩ Hải là không nhất thiết phải uống.
Bà bầu thực ra không nhất thiết phải uống sữa bầu. (Ảnh minh họa)
“Sữa bầu chỉ khác sữa khác là chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đặc biệt là chứa nhiều sắt, axit folic cao hơn các loại sữa khác, còn hàm lượng canxi thì không nhỉnh hơn so với bình thường. Vì thế, nếu là những bà mẹ mang bầu mà không ăn được, suy dinh dưỡng, thiếu cân, lần cân chậm hoặc nghén nặng quá, ăn vào là nôn, có nguy cơ cao bị thiếu các vi chất dinh dưỡng thì nên uống sữa cho bà bầu.”
Còn những bà mẹ có sức khỏe bình thường, tăng cân tốt, ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm thì không cần, vì trong trường hợp, thì thực, gan, tim, bầu đực cũng rất giàu sắt, hay rau xanh giàu axit folic. Thậm chí, những bà mẹ đang bị thừa cân, béo phì, tăng cân nhiều quá không nên uống sữa bà bầu. Vì trong sữa bà bầu nặng lượng rất cao làm tăng cân nhanh hơn”,
bác sĩ Hải khẳng định.
Trong một số trường hợp có thể thay thế sữa bầu bằng sữa tươi, sữa bột. (Ảnh minh họa)
Trong trường hợp, mẹ sức khỏe tốt không muốn uống sữa bầu có thể uống các loại sữa thay thế như: Sữa đậu nành, sữa tươi,…
Như vậy, sữa cho bà bầu loại nào tốt và uống hay không uống còn phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của mỗi người. Tốt nhất, khi mang bầu các bà mẹ nên đến gặp bác sĩ tư vấn dinh dưỡng để biết thể trạng của mình nên ăn uống như thế nào.
Sữa từ các loại hạt có thực sự tốt với bà bầu?
Hiện nay, có nhiều bà bầu tìm đọc trên mạng và tin rằng sữa từ các loại hạt tốt hơn sữa bầu và có thể dùng thay thế sữa bà bầu. Theo bác sĩ Hải, quan điểm đó cũng không đúng. Sữa hạt tốt hay không còn phải phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của mỗi người và khẩu phần ăn hằng ngày của các mẹ.
Sữa từ các loại hạt thực thể khiến mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, các loại sữa hạt có nguồn gốc từ thực vật, trong khi đó bà mẹ mang thai cần thêm nhiều thực ăn có nguồn gốc động vật thì thực phẩm nguồn gốc động vật rất giàu các vi chất dinh dưỡng như: Sắt, kẽm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu hơn thực phẩm nguồn gốc thực vật. Nếu như bà mẹ ăn được đầy đủ thì cá, trứng, tôm,… thì hoàn toàn có thể uống thêm sữa hạt được vì khi đó đánh động vật và đánh thực vật sẽ ở tỉ lệ cân đối.
Thế nhưng, trong trường hợp các bà mẹ nghén, không ăn được thì cá, tôm,.. hoặc có nhiều bà mẹ chỉ ngửi thấy mùi thì nếu chỉ uống sữa hạt sẽ làm thiếu hụt chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ.
Tóm lại, bác sĩ khuyến cáo các mẹ thay vì chỉ chăm chăm uống sữa hãy lên một thực đơn ăn uống, cần bằng đủ 4 nhóm chất: Đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất… không nên thiên về 1 chất nào quá nhiều và ngược lại.