Cách sơ cứu hiệu quả cho bé khi bị hóc trân châu trong trà sữa

Spread the love

Một bé gái 11 tuổi đã không may qua đời do nghẹn thức ăn trong trà sữa, sự việc khiến nhiều bậc phụ huynh cần cảnh giác.

Trong lúc hút trà sữa, vì có hạt chân trâu mắc kẹt nên bé gái 11 tuổi đã hút mạnh khiến hạt bay thẳng vào cuống họng gây nghẹt thở. Người mẹ là bác sĩ chuyên khoa hóc hấp dù đã cố gắng tìm mọi cách nhưng không thể cứu được con.

Trà sữa chân trâu là loại thức uống nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ngày 7/8, BS Phan Xuân Trung đã chia sẻ một trường hợp bé gái 11 tuổi tử vong sau khi uống trà sữa chân trâu khiến nhiều bậc phụ huynh cần phải cẩn trọng.

Xin trích đoạn chia sẻ của bác sĩ:


“Một nữ đồng nghiệp của tôi than thở trước khi mất một đứa con gái 11 tuổi. Bé đang khỏe mạnh, tung tăng và chơi cùng mẹ. Mẹ là bác sĩ chuyên khoa về hô hấp. Bé mất đột ngột vì một lý do rất vớ vẩn. Vớ vẩn đến mức không chấp nhận được. Vớ vẩn đến mức người mẹ không dám đối diện với sự thật.”


“Sự việc xảy ra khi hai mẹ con vui vẻ cùng tự tay làm món trà sữa trên chậu. Món ngon cả hai mẹ con cùng thích. Hạt chân trâu bưng bốc, dẻo dẻo, dai dai, đã ăn. Nước trà sữa ngọt ngào, thơm ngon. Chiếc ống hút to bự đưa từng ngụm trà sữa cùng những hạt chân trâu vào miệng. Nhai dai dai, dẻo dẻo. Có một hạt kẹt trong ống nên bé hút mạnh và hạt chân trâu bay thẳng vào cuống họng gây tác động cực kỳ nguy hiểm. Bé bị nghẹn thở. Bé không thể hít vào hay thở ra.”


“Mọi phương pháp giải thông đều vô hiệu. Nghiệm pháp Heimlich vô hiệu. Hạt bột dính chứ không trơn như hạt me hay hạt bí. Người mẹ không thể làm gì trong cơn hoảng loạn đó.”


“Khi đưa bé đến bệnh viện thì bé không còn cơ hội sống!”

Được biết những trường hợp trẻ học dị vật không hiếm nhưng nhiều người vẫn chủ quan khi không ít trường hợp bé trai 2 tuổi sống thực vật vì học hạt nhãn hay bé 11 tháng tuổi tử vong vì học thạch rau câu.

Bác sĩ Phan Xuân Trung cũng giải thích thêm

“Trà sữa chân trâu không phải nguyên nhân gây tai nạn. Thực ơn Việt Nam truyền thống cũng có dạng đặc, làm bằng bột dẻo như đậu đậu đỡ, bánh lọt, chè trôi nước, rau câu,… Vẫn để là dùng ống hút để hút mạnh sẽ làm lọt thực ăn vào thanh quản.”

Ngoài ra sự tắc nghẽn đường thở không chỉ do dị vật ngáng đường thở mà còn do phản xạ khép thanh môn, như trường hợp uống nước, sặc nước, sặc cháo… Trường hợp trà sữa thì nước trà có thể bắn vào họng gây phản xạ khép thanh môn.

Bác sĩ Trung cũng nhắc nhở mỗi người cần phải có kiến thức sơ cứu và giữ bình tĩnh để biết cách xử lý, đồng thời khuyến cáo các bậc phụ huynh khi cho trẻ ăn hạt chân trâu nên dùng thìa muỗng thay vì ống hút lớn.


Cách sơ cứu học dị vật đúng cách

Ths.BS Phạm Ngọc Toàn – Khoa Cấp cứu chống độc (BV Nhi Trung ương) cho rằng, việc sơ cứu đúng cách và kịp thời khi trẻ bị học dị vật là vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo đó, khi trẻ bị học dị vật, nếu trường hợp học trẻ tình táo, ho được thì nên khuyến kích trẻ ho, rồi đưa về cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.

Trong trường hợp trẻ không ho được, ho không hiệu quả, hoặc không tình thì cần mở thông đường thở, nghe xem trẻ còn thở không. Nếu tim ngừng đập thì cần phải ép tim ngoài lồng ngực.

Nếu trẻ tình trạng, như ho không hiệu quả, thì cần vỗ lưng, ấn ngực. Nếu trẻ nhỏ thì nên cho trẻ ngồi trên ghế, đặt bệnh nhân lên cạnh tay, cho đầu chúi xuống, nghiêng 1 bên, sau đó vỗ lưng 5 lần.

Sau khi thực hiện các phương pháp trên, cần kiểm tra xem dị vật ra không, nếu dị vật không ra thì lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi sự hỗ trợ của bác sĩ đến trực tiếp.

Back To Top