Một nghiên cứu tại Châu Âu cho thấy hiệu quả của sàng lọc tiền sản giật trong giai đoạn thai kỳ có thể giảm tỷ lệ mắc tiền sản giật đến 60%.
Gần đây các bằng chứng từ một nghiên cứu tại Châu Âu cho thấy hiệu quả sàng lọc tiền sản giật tại tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ đi cùng với điều trị bằng aspirin cho những phụ nữ nguy cơ cao mang bệnh đã làm giảm tỷ lệ mắc tiền sản giật gây sinh sơm tới 60%.
Tiền sản giật là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng tử vong cho thai phụ và thai nhi, đặc biệt trong trường hợp tiền sản giật khởi phát sớm. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 76.000 thai phụ và 500.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này. Thai phụ ở các nước đang phát triển có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn so với các nước phát triển.
Gần đây các bằng chứng từ một nghiên cứu tại Châu Âu cho thấy hiệu quả sàng lọc tiền sản giật tại tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ đi cùng với điều trị bằng aspirin cho những phụ nữ nguy cơ cao mang bệnh đã làm giảm tỷ lệ mắc tiền sản giật gây sinh sơm tới 60%. Do đó cần thiết phải đánh giá hiệu quả của chương trình sàng lọc và dự phòng tại Châu Á cũng như hiệu quả chi phí của chương trình này ở các nước khu vực đang và đã phát triển của Châu Á.
Hiệu quả sàng lọc tiền sản giật tại tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ đi cùng với điều trị bằng aspirin cho những phụ nữ nguy cơ cao mang bệnh đã làm giảm tỷ lệ mắc tiền sản giật gây sinh sơm tới 60%. (Ảnh minh họa)
Được biết, nhóm nghiên cứu “Sàng lọc và dự phòng tiền sản giật quý I của thai kỳ” của Châu Á sẽ triển khai 7 nước, gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Thái Lan với hơn 10 trung tâm sàng lọc.
Mới đây, theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện vừa làm việc với PGS. Liona Poon (Đại học Hồng Kông) để cùng thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đánh giá sự khác biệt về giá trị của các chất chỉ thị sinh học trong sàng lọc tiền sản giật ở quần thể người châu Á so với quần thể người châu Âu. Kiểm tra hiệu quả sàng lọc của mô hình dự đoán tiền sản giật trong quỹ ước đã được xây dựng từ trước trên nhóm bệnh nhân châu Á bất kì.
Các nhóm nghiên cứu được tạo dựng trên tỷ lệ mắc tiền sản giật: Hồng Kông (1,6%), Singapore (2,0%), Thái Lan và Đài Loan (2,2%), Nhật bản và Trung Quốc (3,0%) và Philipine và Việt Nam (5%).
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là đơn vị cử của Việt Nam tham gia nghiên cứu đề tài “Sàng lọc và dự phòng tiền sản giật quý I của thai kỳ”. (Ảnh: Bệnh viện PSHN)
Sau 2 ngày làm việc tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, PGS. Liona Poon đã lựa chọn bệnh viện là đơn vị cử của Việt Nam tham gia nghiên cứu đề tài “Sàng lọc và dự phòng tiền sản giật quý I của thai kỳ” và giới thiệu về nghiên cứu gồm:
– Sàng lọc và phòng ngừa tiền sản giật: kinh nghiệm từ thử nghiệm aspirin.
– Thực hiện sàng lọc và dự phòng tiền sản giật ở quỹ I của thai kỳ: thử nghiệm ngẫu nhiên chéo tại châu Á (Forecast trial).
– Đào tạo thực hành: Doppler động mạch tử cung và nhập kết quả vào phần mềm.
Như vậy, thời gian tới, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ đưa sàng lọc và dự phòng tiền sản giật quý I của thai kỳ trở thành thường quy khi sản phụ tới bệnh viện thăm khám.
Sàng lọc và dự phòng tiền sản giật quý I của thai kỳ trở thành thường quy khi sản phụ tới bệnh viện thăm khám. (Ảnh Bệnh viện)
Nhận mạnh thêm, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cho biết, với những trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao đã sẵn sàng tham gia nhóm nghiên cứu. Thời gian tới, bệnh viện sẽ đưa sàng lọc và dự phòng tiền sản giật quý I của thai kỳ trở thành bước thường quy khi sản phụ tới thăm khám. Đồng thời, cũng mở ra cơ hội để Bệnh viện hợp tác quốc tế cùng với tham gia nghiên cứu với các nước trên thế giới.