4 Sai Lầm Phổ Biến Trong Nuôi Dạy Trẻ Mà Các Mẹ Việt Thường Gặp Phải

Spread the love

Bài viết chia sẻ về talkshow đặc biệt của bác sĩ Uyên Bùi, khắc phục những sai lầm phổ biến trong nuôi dạy con cái mà nhiều phụ huynh gặp phải.

Hôm nay, trong buổi ra mắt cuốn sách

“Để con được ốm”

bản tái bản, bác sĩ Uyên Bùi tổ chức talkshow

“Những điều bác sĩ không nói với bạn”

với sự tham gia của 2 bác sĩ khách mời là bác sĩ Ngô Đức Hùng (tác giả:

Để yên cho bác sĩ “hiền”

) và ThS.BS Nguyễn Xuân Đạt – Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.

Tác giả Uyên Bùi cùng 2 khách mời của chương trình.

Tại buổi chia sẻ này, rất nhiều vấn đề được 2 bác sĩ đề cập đến, đúng với tên của talkshow đầy ý nghĩa là những điều bác sĩ không nói, không thể nói và không có thời gian để nói với mẹ. Trong đó có những quan điểm sai lầm mà mẹ vẫn đang làm hàng ngày, hàng giờ, thậm chí tự hào chia sẻ với những người khác như: Đọc tài liệu tiếng Anh và nghĩ là đúng, nuôi con sao cho tăng cân thật nhanh, ép con ăn thật nhiều…


1. Tài liệu tiếng Anh không phải là chân lý

Việc nuôi con, dạy con như thế nào mỗi người lại có một quan điểm khác nhau, trong mỗi gia đình lại có một cuộc chiến ngầm, đây là cuộc chiến giữa một bên là tư tưởng hiện đại và 1 bên là đi theo truyền thống, nhất là trong những gia đình có nhiều hơn 2 thế hệ cha mẹ và con cái. Đối với ông bà, những người đi trước luôn luôn muôn cháu mình béo tốt.

Việc người lớn quan tâm tới cân nặng của một đứa trẻ, luôn miệng chăm sóc “Sao con gầy thế? Bé thế, con nặng thế, thìa cạn thế?”… vô hình chung trở thành câu “cửa miệng” dùng để hỏi thêm tình hình sức khỏe của trẻ.

Tác giả Uyên Bùi dẫn lời câu hỏi: Phải chăng là hệ lụy đến sinh ra từ chính các bác sĩ, khi hiện nay, các bác sĩ tại Việt Nam đang áp chuẩn của WHO về chiều cao cân nặng của trẻ từ đó đánh giá 1 em bé có đang phát triển tốt hay không gây hiểu lầm cho các ông bà bà mẹ.


Câu hỏi đặt ra là các quy chuẩn liệu có đúng “chuẩn” với con?

Đáp lại câu hỏi này, bác sĩ Ngô Đức Hùng cho hay, y học là 1 ngành khoa học mang tính chất tương đối, nó được nghiên cứu ra trên một mẫu số chung trên một quần thể lớn. Vì thế ngay cả các bác sĩ, mỗi khi được kết quả của một nghiên cứu nào cũng phải quan tâm kỹ tới việc nghiên cứu này được thực hiện ở đâu mẫu số như thế nào, đặc biệt nhấn mạnh đó là gì… trước khi xem xét kết quả và bởi vậy không thể áp dụng một cách máy móc.

Bác sĩ Hùng nói thêm, không phải tài liệu tiếng Anh nào cũng là chân lý và không phải quy chuẩn nào cũng đúng với người Việt Nam – kể cả đó là tiêu chuẩn do WHO đưa ra. Một nghiên cứu có đúng hay không phụ thuộc vào đặc điểm vùng miền, dân tộc của nhóm đối tượng được nghiên cứu này.

Ngoài ra, các nghiên cứu y học đưa ra dĩ nhiên chính là số chứng không đủ đúng cho tất cả. Vì trong nghiên cứu y học, tỷ lệ lệ lĩnh lên hơn 95% đã được gọi là tuyệt đối, như vậy, sai số là 5% số người trên tổng số 100%.

Chính vì lẽ đó, việc các bà mẹ đọc tài liệu nước ngoài và nghĩ rằng đây là đúng rồi áp dụng vào để tự đánh giá sức khỏe cho con mình là sai lầm.


2. Kinh nghiệm là “nghiện liệu mà kinh” chỉ đúng với cá nhân không áp dụng toàn bộ

Có nhiều cha mẹ có sở thích khắc “nóng nhà” là tự bắt bệnh cho con, nhìn các triệu chứng và bắt đầu tìm trên mạng về những triệu chứng này rồi lại lặp lại, “sao giống con mình đến thế”. Sau khi đã xem xét xong, các mẹ thường lên mạng xã hội hỏi, tìm các hội nhóm sửa hoặc 1 bác sĩ mà mình biết nhận tin hỏi các biểu hiện mà con có và cớ ý lại theo hướng các triệu chứng về bệnh mà mình vừa được đọc được. Hàng loạt “bác sĩ Google” từ đó được sinh ra.

Các tác giả đều đồng ý cho rằng chữa bệnh hay chẩn đoán bệnh cho con theo kinh nghiệm là sai lầm.

Điều này không những không giúp con mà còn làm mọi chuyện thêm rối ren. Bác sĩ Hùng khẳng định các bác sĩ sẽ không bao giờ chẩn đoán cho bất kỳ bệnh nhân nào qua mạng, qua điện thoại mà không được “sờ” trực tiếp vào bệnh nhân, vì có 1 điều chắc chắn là “na ná” bệnh không phải là bệnh, “hơi hơi” giống không bao giờ là giống.


3. Nuôi con, đừng nhòm sang nhà hàng xóm

Chúng ta luôn có tư tưởng so sánh, khi con nhỏ thì nhòm sang nhà bên cạnh xem con nhà người ta đã biết nói chưa, biết đi chưa, tăng cân ra sao rồi nhìn lại con nhà mình. Đến khi lớn lại xem con học hành ra sao, chăm chỉ thế nào… suốt cả cuộc đời định con ở thế so sánh với người khác.

Hành động này là vô nghĩa, chỉ có các mẹ đang tự tạo ra áp lực cho mình. Áp lực để con phải nặng cân bằng con người ta, nói nhanh như con người ta, học giỏi như con người ta mà thiểu đi thứ cần thiết là tôn trọng sự phát triển cá nhân của con.

Vì lý do này, hiện nay, đi khắp các chung cư vào lúc 5-6h chiều, không khó để bắt gặp hình ảnh các bà mẹ “thực lý” cắm đầu vào mặt con, vừa chạy theo vừa la hét con để con “tổng” vào miệng con một miếng cháo rồi lại thả con ra để con chạy. Hay bón còn thay mẹ, 1 bát hầm, 1 tần tần không thể nào giống như vừa nấu mẹ qua ngày này qua tháng khác để biết con lớn lên.

Những cách làm trên chủ yếu với 1 mục đích duy nhất là làm rối cho con trở thành 1 thói quen cực kỳ xấu và tăng áp lực lên dây của trẻ từ đó gây ra các bệnh lý về dây dạ dày.


Rất nhiều vấn đề đã được các bác sĩ giải đáp trong buổi talkshow này.


4. Trẻ em Việt Nam đang bị béo phì, trong đó có thể có con bạn

Bác sĩ Hùng cho biết, mới đây, trong 1 cuộc khảo sát trẻ em trên toàn Đồng Nam Á, Việt Nam đứng hàng đầu danh sách đạt nước có trẻ bị béo phì, tuy nhiên, trẻ bị suy dinh dưỡng lại chỉ giảm nhẹ – không đáng kể. Như vậy tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng chúng ta chưa giải quyết được trong khi đó, tỷ lệ trẻ bị béo phì lại tăng trưởng rất cao. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ bị béo phì tập trung nhiều nhất ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Giải thích cho vấn đề này, bác sĩ cho hay, tỷ lệ trẻ tăng cân nhanh như vậy 1 phần là do điều kiện kinh tế phát triển, cha mẹ nào cũng muốn mang đến cho con cuộc sống tốt nhất nên không ngần ngại mua cho con những thức ăn bổ dưỡng như tổ yến, hải sản, tôm hùm… Điều đáng nói là cho con ăn thường xuyên, không có sự cân đối giữa dinh dưỡng và thể trạng của con.

Trong khi đó tác giả Uyên Bùi trích dẫn câu nói của bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn – Nguyên Phó Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM rất hay hỏi, nhưng không phải vì thế mà không đúng rằng: “Nếu ai đó chế con bạn gầy là bệnh thường, nếu họ khen con bạn mập thì con bạn đã bị thừa cân”.

Như vậy, không phải cứ béo là sẽ tốt như câu “béo – tốt” mà ông bà ta hay nói, nuôi con là quá trình bồi dưỡng và tôn trọng sự phát triển của con, vì thế trước khi lo lắng con đã đạt “chuẩn” hay chưa, đã bằng con người ta hay chưa, điều cha mẹ nên làm là giảm áp lực trên vai và thả lỏng… cho trẻ “tự lớn”.

Back To Top