Rủi ro khi mang thai trên 35 tuổi: Những điều mẹ cần biết

Spread the love

Mang thai sau 35 tuổi có thể gây ra nhiều rủi ro cho mẹ và bé, cần lưu ý để chăm sóc tốt hơn trong thời kỳ này.

Các chuyên gia khuyến nghị chị em phụ nữ nên sinh nở trong độ tuổi 25-35, bởi mang thai, sinh con khi đã ngoài 35 tuổi sẽ tiềm ẩn không ít nguy cơ.

Phụ nữ hiện đang có xu hướng kết hôn và sinh con muộn, khi đã ổn định sự nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia sinh sản luôn khuyến nghị chị em phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi từ 25-35, khi trứng đang có chất lượng tốt nhất và sức khỏe của bản thân người mẹ cũng phù hợp với việc mang thai. Nếu mang thai khi đã ngoài 35 tuổi, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với những rủi ro sau.


Thụ thai khó khăn hơn

Sau 35 tuổi, khả năng thụ thai của chị em phụ nữ sẽ giảm đi. Đặc biệt, sau 40 tuổi thì chất lượng trứng sẽ suy giảm nhiều, khả năng mang thai tự nhiên giảm mạnh, chỉ còn khoảng 45-50%. Nếu muốn có con trong độ tuổi này, bạn nên cân nhắc việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.

Khi đã ngoài 35 tuổi, khả năng thụ thai của mẹ sẽ giảm đi. (Ảnh minh họa)


Xác suất sẩy thai cao hơn

Theo thống kê, xác suất sẩy thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 15%, phụ nữ ngoài 35 tuổi sẽ tăng lên 25% và ngoài 40 tuổi thì lên tới 35%. Nói chung, tỷ lệ sẩy thai sẽ càng lớn khi mẹ cao tuổi do nội tiết tố thay đổi.


Tỷ lệ thai nhi dị tật cao hơn

Khi hai vợ chồng đã ngoài 35 tuổi thì chất lượng trứng và tinh trùng đều không còn như trước. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của phôi, do đó xác suất bị dị dạng ở thai nhi cao hơn như những bất thường về nhiễm sắc thể và hội chứng Down.

Mẹ mang bầu khi đã lớn tuổi cũng sẽ khiến nguy cơ con bị tật tăng lên. (Ảnh minh họa)


Đề xảy ra biến chứng khi sinh

15% những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 phải sinh mổ do điều kiện sức khỏe. Những khả năng gặp biến chứng khi mang thai cũng tăng lên đáng kể. Hơn nữa việc phục hồi sau khi sinh mổ cũng mất nhiều thời gian hơn so với các trường hợp hợp khác.

Thậm chí, cho dù sinh thường, những mẹ bầu 35 tuổi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thời gian chuyển dạ cũng dài hơn. Ngoài ra, những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 có nguy cơ bị stress và trầm cảm sau sinh cao hơn thông thường.

Để hạn chế những rủi ro xảy ra khi sinh nở, phụ nữ nên đi khám sức khỏe toàn diện trước khi mang thai. Nếu mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, cần được bác sĩ điều trị và tư vấn để kiểm soát tốt các tình trạng này khi bạn mang thai.

Mẹ mang thai khi đã lớn tuổi cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, việc duy trì chăm sóc sức khỏe răng miệng bởi răng và lợi khỏe mạnh làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Trong quá trình mang thai, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các thành phần dinh dưỡng. Thêm nữa, luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và duy trì được cân nặng lý tưởng khi mang thai.

Back To Top