U nang buồng trứng là một bệnh lý thường gặp, có thể gây ra nhiều hệ lụy nếu không được điều trị kịp thời.
U nang buồng trứng nói chung và u nang buồng trứng phải nói riêng là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ. Đây là bệnh lành tính, khối u phát triển trong buồng trứng, tuy nhiên nó có thể gây ra những biến chứng nặng nề nếu không điều trị kịp thời.
U NANG BUỒNG TRỨNG PHẢI LÀ GÌ?
U nang buồng trứng phải là những bao nang chứa dịch, được hình thành và phát triển bên trong buồng trứng bên phải của chị em phụ nữ. Kích thước thay đổi từ vài milimet đến vài centimet.
Hầu hết các u nang buồng trứng nhờ và vô hại. Chúng có thể xảy ra kể từ khi dậy thì cho tới độ tuổi sinh đẻ. Thông thường không có các dấu hiệu của u nang buồng trứng, nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy đau bụng dưới và gây chảy máu. Nếu u nang có đường kính trên 5cm thì cần phải phẫu thuật.
CÁC LOẠI U NANG BUỒNG TRỨNG PHẢI?
U nang buồng trứng cơ năng: là khối u được hình thành từ sự rối loạn các hoạt động nội tiết của buồng trứng dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng, u nang buồng trứng cơ năng thường có kích thước nhỏ nằm ở hai bên buồng trứng. U nang buồng trứng cơ năng là các u lành tính, chúng có thể không cần can thiệp điều trị y học, tự biến mất sau khoảng thời gian tầm 3 tới 6 tháng.
U nang buồng trứng thực thể: được hình thành và phát triển từ các tổn thương thực thể của buồng trứng, chúng có thể là u lành tính hoặc là u ác tính (ung thư buồng trứng) hiểm gặp nhưng rất nguy hiểm vì vậy bệnh nhân cần cẩn trọng không được chủ quan coi thường.
DẤU HIỆU CỦA BỆNH LÀ GÌ?
Hầu hết các u nang buồng trứng phải đều không gây ra các triệu chứng. Nếu có các biểu hiện lạ thì chứng tỏ u nang có vấn đề hoặc có thể báo hiệu các chứng bệnh khác như chứng lạc nội mạc tử cung.
– Rối loạn kinh nguyệt;
– Đau vùng chậu;
– Ứn không ngon;
– Giảm cân đột ngột;
– Bụng căng đầy.
Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu của bệnh.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH
Các u tự tiêu đi
Đối với các u nang buồng trứng lành tính có kích thước nhỏ thì các bác sĩ sẽ quan sát, kiểm tra bằng việc siêu âm để xem liệu nó có thể tự tiêu. Thông thường việc kiểm tra này sẽ diễn ra sau một tháng hoặc lâu hơn để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Thuốc tránh thai
Để giảm nguy cơ u nang mới có thể tái phát trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, các bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai cho bệnh nhân. Thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng phải.
Phẫu thuật
– Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ phẫu thuật nội soi qua một vết rạch rất nhỏ để xác định vị trí u nang. Sau đó tiến hành cắt bỏ khối u hoặc lấy mẫu để sinh thiết. Mổ nội soi u nang buồng trứng thường phục hồi rất nhanh hơn mổ mở. Khoảng 3 ngày sau phẫu thuật sức khỏe người bệnh có thể trở lại như bình thường và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thời gian phục hồi nhanh.
– Mổ mở: Thường chỉ áp dụng phương pháp này khi nghi ngờ u nang là ung thư. Bác sĩ sẽ tạo một vết rạch lớn trên thành bụng, qua đó tiến hành cắt bỏ u nang buồng trứng và đem đi sinh thiết. Sau khi sử dụng phương pháp mổ mở, sức khỏe người bệnh có thể phục hồi sau khoảng 5 ngày.