Chị Ngọc Mai không ngại việc bà nội thường xuyên cho con chị ăn nước hầm xương thực chất lại không đem lại chất dinh dưỡng như vẫn tưởng.
Chị Ngọc Mai không ngại việc bà nội thường xuyên cho con chị ăn nước hầm xương thực chất lại không đem lại chất dinh dưỡng như vẫn tưởng.
Nước hầm xương từ lâu được coi là một món ăn giàu dinh dưỡng mà nhiều bà, nhiều mẹ rất thích nấu cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm, thậm chí là lớn hơn. Theo quan niệm của các bà mẹ thì nước hầm xương chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp trẻ nhanh tăng cân và phát triển tốt. Tuy nhiên, câu chuyện của bà mẹ trẻ ở Hà Nội dưới đây chắc chắn sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho các bà mẹ.
Trong một bài chia sẻ cách đây ít giờ của mẹ bỉm sữa trên một nhóm hội, chị cho biết: ”
Sai lầm của em đây ạ. Cứ nghĩ cho ăn nước hầm xương là tốt. Hóa ra nó không có chất đạm chỉ có chất nọ thôi không như em nghĩ… Có mẹ nào cho con ăn nước hầm xương thì bỏ nhanh ngay đi ạ
“. Kèm theo đó là hình ảnh chụp phiếu tư vấn dinh dưỡng của con trai chị.
Do ăn uống không đúng cách khiến cho phần bụng của bé Gấu to hơn bình thường. Ảnh Ngọc Mai
Liên lạc với bà mẹ trẻ được biết, chị tên là Nghiêm Ngọc Mai (sinh sống tại Hà Nội) và con trai chị là bé Gấu (hơn 9 tháng tuổi).
Chị Ngọc Mai cho biết, cách đây vài ngày các bác sĩ dinh dưỡng tại khu vực chung cư chị sinh sống khám miễn phí cho các bé và chị có đưa Gấu.
“Các bác sĩ nhìn và xác định bụng Gấu thì chuẩn đoán bé có phần bụng hơi to. Bác sĩ có hỏi han về cách cho bé ăn uống, mình cho biết bà nội bé thường ninh nước xương hầm và nếu bột cho bé.”
Bác sĩ nghe xong nói là không được, nước xương không chứa nhiều chất như các mẹ vẫn nghĩ, nó chỉ chứa chất nọ thôi chỉ không chứa chất không no nên ăn vào chẳng hấp thụ được gì cả”
, chị Ngọc Mai kể lại.
Theo như phần tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng trong phiếu tư vấn dành cho con trai chị Ngọc Mai, bác sĩ cũng lưu ý: Tuyệt đối không cho trẻ ăn nước hầm, đặc biệt là nước hầm xương. Nếu ăn để 1 tuần trở đi sẽ dẫn đến việc trẻ bị biến ăn.
Bác sĩ dinh dưỡng khuyên chị Mai không nên cho con ăn nước hầm xương nữa. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, các bác sĩ cũng đưa ra những bước nếu ăn đúng cách cho bé:
Bước 1: Nấu bột/ cháo
Bước 2: Cho thịt, cá, tôm, cua, trứng, lươn… vào nồi.
Bước 3: Cho thêm chất đạm/ mỡ dành cho trẻ nhỏ.
Bước 4: Cho thêm phần rau đã chuẩn bị vào nồi.
Bước 5: Cho thêm 2-3 giọt nước mắm. Không phải nước mắm có đạm mà là nước mắm cắt.
Trên thực tế, quan niệm ăn uống hầm xương cực tốt cho trẻ nhỏ từ lâu đã được nhiều chuyên gia bác bỏ. Thế nhưng nhiều mẹ vẫn chưa mảy may quan tâm.
Theo Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, rất nhiều bà mẹ thường chỉ ninh nước xương cho trẻ ăn, cứ nghĩ là trong nước xương sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Cho nên rất nhiều cháu đến Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng thì cứ càng được ăn nước xương càng nhiều thì lại càng bị cối xương.
Video: Ths.Bs. Lê Thị Hải nói về việc cho trẻ dùng nước hầm xương.
Quan niệm “ăn xương bờ xương” của nhiều bậc cha mẹ là hết sức sai lầm. 99% canxi tập trung chủ yếu ở xương nhưng khi ninh thì canxi lại không tan trong nước. Vì thế nước xương chứa rất ít chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nếu các bà các mẹ lại cứ dùng xương cục hay xương ống thì chất đạm, chất béo trong nước xương ấy lại gây khó hấp thu cho em bé. Đó là lý do việc dùng nước xương không giúp trẻ thoát khỏi cối xương mà còn cối xương hơn.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn nước xương nhưng cần lưu ý:
– Ninh xương sườn thật nhừ
– Ninh xương đến khi nào không ăn nước chần gà hoặc thằn gà chỉ không ăn nước chần gà không hề có chất dinh dưỡng.