Nguy Cơ Từ Việc Ăn Rau Thừa: 4 Người Nhập Viện Do Ngộ Độc Nitrit

Spread the love

Bài viết này khai thác vụ ngộ độc liên quan đến thực phẩm, cụ thể là rau củ nấu lại và nguyên nhân gây ra nguy hiểm cho sức khỏe.

Không phải bất kỳ thức ăn thừa nào cũng có thể đun nấu lại, nếu không cẩn thận có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.


Cảnh giác với ăn rau đun nấu lại

Một đêm cuối tháng 5, xe cứu thương của bệnh viện tại thành phố Yết Dưỡng, Quảng Đông (TQ) đưa 4 người trong một gia đình vào cấp cứu. Ba người trong số đó có biểu hiện chóng mặt, da tím tái, đặc biệt là người mẹ đã ngất xỉu, độ bão hòa oxy thấp dưới 60%, môi và đầu ngón tay cũng dần tím lại. Chỉ có duy nhất cậu con trai nhỏ có biểu hiện nhẹ hơn nhưng vẫn nôn và chóng mặt, di chuyển khó khăn.

Bác sĩ Hà Hiểu Linh, người trực tiếp tham gia vào ca cấp cứu sau khi hỏi đã biết gia đình này bắt đầu có dấu hiệu lạ sau khi ăn tối. Thêm hối thêm, bác sĩ biết cả gia đình có thói quen ăn lại thức ăn thừa từ hôm trước. Vào ngày xảy ra sự việc, cả nhà 4 người cùng ăn lại rau từ bữa trưa hôm đó. Được biết số rau này cũng đã cắt trước trong tủ lạnh 2 ngày trước.

Gia đình sau khi ăn rau đun lại từ bữa trước đã phải nhập viện cấp cứu. (Ảnh minh họa)

Dựa trên những triệu chứng của bệnh nhận, với nhiều năm kinh nghiệm, bác sĩ Hứa đã xác định 4 nạn nhân trong cùng gia đình bị ngộ độc nitrit và ngay lập tức thực hiện rửa dạ dày, tiêm thuốc chống mạch. Mười phút sau, tình hình được cải thiện rõ rệt, ngay cả người mẹ có biểu hiện nặng nhất cũng dần hồi phục, tay chân hồi phục lại.

Sau đó cả 4 người đã được chuyển đến Khoa Tiêu hóa để quan sát thêm trước khi xuất viện.


Tại sao bị ngộ độc nitrit khi ăn rau thừa đun nấu lại?

Thực phẩm từ thực vật có chứa nhiều nitrat hơn và nó sẽ bị giảm dinh dưỡng sau khi nấu chín trong thời gian dài hoặc cắt giữ quá lâu. Sau một thời gian vi khuẩn phân hủy, nitrat biến đổi thành nitrit – chất gây ung thư nguy hiểm. Khi thời gian lưu trữ kéo dài và nhiệt độ tăng cao, nitrit sản sinh ngày càng nhiều hơn.

Bác sĩ Hứa khuyến nghị vào thời tiết mùa hè nắng nóng, rau củ và trái cây dễ bị nhiễm vi khuẩn và nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit khiến người ăn vào có thể bị ngộ độc.

Không nên ăn rau thừa đun lại nhiều lần hoặc rau để quá lâu vì dễ nhiễm độc nitrit. (Ảnh minh họa)


“Trong khoa cấp cứu, hiện tượng ngộ độc nitrit không hiếm, đặc biệt là vào mùa hè. Nguyên nhân thường là do ăn rau quả để qua đêm đã bị hư hỏng, cắt giữ quá lâu. Lượng nitrit được sản sinh ra phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện bảo quản. Các rau nấu chín nếu giữ lại quá lâu hoặc rau sống cắt trong thời gian dài đều sẽ tạo ra nitrit. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người thường ít chú ý đến cách lưu trữ rau củ, trái cây sao cho đảm bảo. Để đảm bảo sức khỏe, không nên ăn rau còn thừa sau thời gian dài và có khả năng ăn thực phẩm tươi sống.”

Bác sĩ Hứa nhấn mạnh.


Ngộ độc nitrit có thật sự đáng sợ?

Nếu một lượng lớn nitrit xâm nhập vào cơ thể có thể dẫn đến chứng “Methemoglobinemia” huyết và máu mất khả năng truyền oxy. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu oxy, đe dọa tính mạng. Hầu hết các thực phẩm thực vật có chứa nitrit, tuy nhiên trong điều kiện bình thường hàm lượng của chúng không cao và không thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lượng nitrit có thể gây chết người là 57mg/kg, tuy nhiên chỉ khi bạn ăn nitrit ở dạng tinh thể thì mới đạt mức gây tử vong. Ngộ độc cấp tính nitrit rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ do khả năng hấp thụ chất chưa hoàn thiện hoặc ở những người ăn một lượng lớn nitrit.

Đặc biệt cần thận tránh nhầm nitrit với muối vì chúng khá giống nhau. Ngoài ra nhiều gia đình có thói quen ăn thực phẩm mũi, ngâm để làm tăng hàm lượng nitrit. Vì thế nên hạn chế ăn.

Nếu một lượng lớn nitrit xâm nhập vào cơ thể có thể dẫn đến chứng “Methemoglobinemia” huyết và máu mất khả năng truyền oxy. (Ảnh minh họa)


3 loại thực phẩm mùa hè mọi người nên lưu ý tránh ngộ độc

Bác sĩ Hứa cho hay vào mùa hè có một số thực phẩm mà mọi người thường hay ăn cần phải lưu ý để tránh gây ngộ độc.



Dưa

Những người dị ứng với dưa nên tránh ăn. Enzym quinone trong dưa có thể gây đau bụng, tiêu chảy, ngứa tay chân, rát lưỡi nếu không ngâm dưa trong nước muối.



Khoai tây

Khoai tây nếu cắt giữ quá lâu trong nhiệt độ cao sẽ dễ tạo mầm và không nên ăn. Bởi vì phần mầm này có chứa các thành phần độc hại của solanine, khi ăn sẽ bị chóng mặt, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.



Vải

Ăn vải khi đói và ăn quá nhiều không tốt cho sức khỏe. Vải chứa fructose phải được chuyển đổi thành glucose mới có thể hấp thu vào cơ thể. Nếu ăn quá nhiều vải, cơ thể sẽ không kịp thời biến đổi fructose thành glucose gây ra hiện tượng huyết áp.

Back To Top