Tìm hiểu thời gian bắt đầu mùa hè tại Việt Nam và những hoạt động thú vị dành cho trẻ trong kỳ nghỉ hè.
Mùa hè bắt đầu từ tháng mấy? Nghỉ hè từ tháng mấy đến tháng mấy?
Mùa hè ở Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến hết tháng 8. Tuy nhiên, thời gian nghỉ hè của từng trường có thể khác nhau tùy theo khu vực và điều kiện cụ thể. Điểm chung của mùa hè là thời tiết oi ả, nhiệt độ dao động từ 30 – 40 độ C và thường xuất hiện những cơn mưa giông.
Khi hè đến, nhiều phụ huynh rất quan tâm về thời gian nghỉ hè năm nay. Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp học từ mầm non đến phổ thông và giáo dục thường xuyên trên toàn quốc sẽ kết thúc năm học vào ngày 31-5-2024. Như vậy, thời gian nghỉ hè 2024 sẽ bắt đầu từ 1-6-2024.
Thời gian nghỉ hè của trẻ sẽ tùy thuộc vào từng cấp học. Thông thường, trẻ sẽ quay trở lại trường vào 1 – 2 tuần trước ngày khai giảng, tức là 1 – 2 tuần vào cuối tháng 8, tùy vào mỗi trường.
Các hoạt động hè đáng thử dành cho bé
Sau khi biết được mùa hè bắt đầu từ tháng mấy, nhiều phụ huynh lại đau đầu trong việc tìm kiếm những hoạt động bổ ích để con được tham gia. Các hoạt động vừa giúp con thư giãn thoải mái mùa hè vừa nâng cao kỹ năng thường được các bậc phụ huynh ưu tiên hàng đầu.
1. Du lịch
Kỳ nghỉ hè là thời điểm lý tưởng để gia đình có thể đưa con đi du lịch. Khi lập kế hoạch, bạn nên lựa chọn những địa điểm phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Các khu vui chơi giải trí, công viên nước, bãi biển hoặc điểm du lịch sinh thái sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và bổ ích cho con bạn. Đồng thời, việc chuẩn bị kỹ lưỡng các dụng cụ và đồ dùng cần thiết, đặc biệt là những vật dụng an toàn (ghế ngồi ô tô cho trẻ em, áo phao, bộ sơ cứu…) là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt chuyến đi.
Trong suốt quá trình du lịch, bạn cần giám sát chặt chẽ con mình, tổ chức các hoạt động phù hợp và tạo ra những trải nghiệm tích cực. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và kỹ năng xã hội.
>>> Tìm hiểu thêm: Học hè bản tru tại Hà Nội: 9 tiêu chí & 4 trung tâm hàng đầu
2. Tham gia hoạt động ngoại khóa khi nghỉ hè
Trong suốt kỳ nghỉ hè, các trường học, trung tâm thường tổ chức nhiều chương trình trình diễn ngoại khóa đa dạng như:
• Các câu lạc bộ học thuật: Các câu lạc bộ về khoa học, toán học, tin học, ngoại ngữ… giúp bé tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
• Các hoạt động thể thao và nghệ thuật: Các câu lạc bộ về thể thao như bóng đá, bóng rổ, cầu lông… hay các câu lạc bộ nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, khiêu vũ… giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, phát triển sở thích và nâng cao khả năng sáng tạo.
• Các chuyến dã ngoại, trại hè tiếng Anh: Các chuyến đi dã ngoại, các trại hè được tổ chức sẽ giúp bé tăng cường kỹ năng sinh hoạt ngoài trời, phát triển tinh thần đoàn kết, sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp bé có kỳ nghỉ hè thú vị mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, kỹ năng sống và đào tạo được khả năng làm việc nhóm.
3. Tham gia các hoạt động tình nguyện
Việc tham gia các hoạt động tình nguyện trong kỳ nghỉ hè là một cách rất ý nghĩa để bé sử dụng thời gian một cách hiệu quả, có những trải nghiệm thú vị, góp phần phát triển các kỹ năng và phẩm chất tốt đẹp.
Trong những chương trình tình nguyện mùa hè, bé có thể tham gia vào các hoạt động như:
• Phục vụ cộng đồng: Giúp đỡ những người khó khăn, người già, người khuyết tật, trẻ em… Đây là cách tuyệt vời để bé rèn luyện tinh thần nhân ái, trách nhiệm với cộng đồng.
• Bảo vệ môi trường: Tham gia các hoạt động như dọn vệ sinh công cộng, trồng cây, thu gom rác thải… Điều này giúp bé ý thức được vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường.
• Hỗ trợ giáo dục: Giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn học tập, thông qua việc dạy kèm… Hoạt động này vừa giúp trẻ phát triển kỹ năng mà còn góp phần hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tập tốt hơn.
• Tham gia các chiến dịch xã hội: Đây là các hoạt động quyên góp quyên góp từ thiện… để trẻ có thể học hỏi và trang bị thêm các kỹ năng sống cần thiết.
>>> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng tiên học đường là gì mà bạn cần trang bị cho con
4. Học hè tiếng Anh
Tham gia các khóa học hay trại hè tiếng Anh (Summer Camp) trong mùa hè là một cách rất hiệu quả để bé cải thiện và nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Trẻ sẽ được tập trung luyện tập và cải thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh một cách chuyên sâu.
Các hoạt động trong các khóa học hè tiếng Anh thường giúp con rèn luyện nhiều kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện… Trẻ sẽ tự tin hơn khi bước vào năm học mới với kiến thức tiếng Anh vững vàng hơn.
Nếu bạn vẫn đang phân vân học kỳ hè bắt đầu từ tháng mấy, thì có thể tham khảo chương trình học hoặc các trung tâm tiếng Anh. Có rất nhiều chương trình học tùy theo nhu cầu của trẻ, ví dụ như khóa học giao tiếp, học ôn thi IELTS, TOEIC, học chương trình cơ bản. Bạn cần căn nhắc nhu cầu và khả năng của con để có thể đăng ký khóa học phù hợp cho con.
5. Ôn tập chương trình cũ để không bị quên bài vở
Dù mùa hè bắt đầu từ tháng mấy, khi hè đến, việc ôn tập chương trình cũ là rất quan trọng để trẻ không bị quên bài vở. Bạn có thể áp dụng các phương pháp tự ôn tập tại nhà hoặc khuyến khích trẻ tham gia các lớp ôn tập tại trường.
Tự ôn tập tại nhà:
• Khuyến khích trẻ lấy các tài liệu, bài tập, ghi chú của năm học trước ra xem lại.
• Giúp trẻ lập kế hoạch ôn tập từ môn. Nên ưu tiên những môn quan trọng hoặc những phần còn chưa nắm vững.
• Cung cấp các tài liệu tham khảo để trẻ tìm hiểu kiến thức.
• Yêu cầu trẻ làm bài tập, thực hành để củng cố những kỹ năng đã học.
Tham gia ôn tập tại trường: Nhiều trường học tổ chức các lớp ôn tập dành cho học sinh trong mùa hè. Khuyến khích trẻ tham gia các lớp này để được hướng dẫn, giải đáp các thực hành trực tiếp từ giáo viên. Trao đổi, thảo luận cùng bạn bè cũng là một phương pháp học tập hiệu quả.
Lưu ý khi cho trẻ tham gia các hoạt động trong kỳ nghỉ hè
Khi xác định được mùa hè bắt đầu từ tháng mấy, bạn cũng nên bắt đầu xây dựng chương trình hè cho con. Cần lưu ý một số điều để có một mùa hè an toàn như:
• Lựa chọn các hoạt động phù hợp: Hãy chú ý đến độ tuổi, sở thích và nhu cầu của con để chọn những hoạt động phù hợp. Tránh để bé quá tài bận với các hoạt động quá sức.
• Đảm bảo an toàn: Kiểm tra kỹ các điều kiện an toàn của địa điểm, phương tiện, thiết bị sử dụng. Có biện pháp giám sát, hướng dẫn bé đảm bảo an toàn tuyệt đối.
• Tăng cường tương tác nhóm: Khuyến khích con tham gia các hoạt động nhóm và giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác.
• Kết hợp giữa học tập và giải trí: Bạn nên cân bằng giữa các hoạt động học tập và vui chơi, giải trí. Từ đó, trẻ sẽ được vừa thư giãn, vừa củng cố và mở rộng kiến thức.
• Tạo động lực và khuyến khích: Bạn có thể động viên, khen thưởng khi con có những tiến bộ, thành tích tốt. Hãy tạo không khí vui vẻ để trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
Kết luận
Dù mùa hè bắt đầu từ tháng mấy, việc chủ động sắp xếp các hoạt động hè cho con là điều vô cùng quan trọng để trẻ có một mùa hè an toàn, bổ ích và đáng nhớ. Kỳ nghỉ hè không chỉ là thời gian để trẻ thư giãn sau những tháng ngày học tập căng thẳng, mà còn là cơ hội tuyệt vời để con phát triển toàn diện về kỹ năng sống, thể chất và tinh thần, giúp trẻ trưởng thành hơn trước khi bắt đầu năm học mới.