Hướng dẫn chăm sóc và trồng hoa thu hải đường, loài hoa tươi đẹp của mùa xuân.
Hoa thu hải đường hiện diện rực rỡ ở nhiều vùng nhiệt đới. Ở nước ta, thu hải đường thường nở rộ vào mỗi dịp Tết với hoa đào khắc họa sắc màu tươi vui của mùa xuân.
1. Đặc điểm của hoa thu hải đường
– Thân cây: Là loại cây thân thảo nhụy, chiều cao 20 – 50 cm. Thân cây mỏng nước.
– Lá cây: Lá có màu xanh đậm; nhọn ở đầu và có răng cưa ở quanh viền lá.
– Hoa: Hoa có màu sắc đa dạng phong phú từ trắng, hồng, đỏ, vàng, cam… Hoa thường nở rộ nhất vào dịp Tết.
– Điều kiện sống: Thu hải đường ưa bóng râm, không chịu được ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Hoa cũng không chịu được cái lạnh kéo dài, tốt nhất ở khung 25 độ C.
2. Kỹ thuật trồng thu hải đường
2.1 Chọn chậu trồng
Nên chọn chậu thu hải đường vừa phải, thích hợp với kích thước của cây và có khả năng thoát nước, tạo sự thông thoáng.
Không chọn chậu quá lớn, dẫn đến việc dụng quá nhiều đất, dễ bị nhão và làm cây chết vì úng.
2.2 Đất trồng
– Đất trồng hoa thu hải đường tốt nhất là đất ruộng lúa, đã được phơi khô, xáo xới nhiều lần. Vì đây là loại cây có thân mỏng nước nên không chịu được úng, yêu cầu đất trồng phải xốp, thoáng, thoát nước tốt.
– Công thức trộn đất: 5 phần đất thật: 3 phần trấu hun và xơ dừa: 1 phần than bùn: Xỉ than ở đây cần chú ý là phần hữu cơ.
– Độ pH của đất cần duy trì ở mức 5.5 – 6.5.
2.3 Kỹ thuật trồng hoa
Để gieo trồng hoa thu hải đường đạt hiệu quả tốt nhất nên chọn đúng thời điểm. Khi trồng, cho đất đã được chuẩn bị vào chậu trước, sau đó đặt củ thu hải đường vào chậu, để lộ ra khoảng 1/3 củ. Lấp đất lại và tưới nước cho củ.
Sau một thời gian, củ sẽ bắt đầu nảy mầm và cần mang cây thu hải đường sang trồng ở một chậu lớn hơn và bón phân đều đặn.
3. Cách nhân giống thu hải đường
Thu hải đường có thể được nhân giống bằng nhiều cách như: nhân giống bằng củ, nhân giống bằng cách tách cây, chiết cành hoặc giâm cành.
– Nhân giống bằng củ: Sau khi phần thân trên của thu hải đường khô héo thì tiến hành đào củ. Thời gian đào củ thu hải đường nên rơi vào khoảng tháng 8, tháng 9. Cắt giữ củ trong túi nhựa, 3 tháng sau thì đem ra trồng lại.
– Tách cây: Nên tách cây vào mùa xuân và mùa hè. Theo đó, đào cây mẹ lên, cắt rời vào độ dài của rễ cây để lấy một cây. Sau đó đem trồng ở nơi râm mát và tưới nước, chăm sóc cho cây ổn định.
– Chiết cành: Nên tiến hành chiết cành vào khoảng tháng 3. Chọn cành chiết khỏe mạnh, nên đặt, dùng sợi thép hình chữ U để buộc cành, sau đó phủ đất có độ dày từ 8 – 10 cm và nên cho thật chặt. Khoảng 45 ngày sau thì cành chiết mộc rễ là có thể cắt khỏi cây mẹ, đem ra chậu trồng.
– Giâm cành: Có thể tiến hành trong cả 3 mùa xuân, hè và thu. Cành giâm là những cành khỏe mạnh, mục đích đưa cành ra khỏi đất dưới, cắm vào luống sau đó tưới nước để giữ ẩm, sau 1 tháng là cành mọc rễ và có thể đưa vào chậu để trồng.
4. Chăm sóc hoa thu hải đường
4.1 Chế độ nước
– Nước tưới cho hoa nên có nhiệt độ bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh. Có thể sử dụng nước cất, nước mưa nhưng không được sử dụng nước máy sinh hoạt, vì trong nước máy có chứa một số chất diệt khuẩn không tốt cho cây.
– Nên kiểm soát lượng nước tưới phù hợp, đảm bảo rút hết sau 15 phút vì hoa không thể chịu được ngập úng. Nếu thấy nước rút chậm, phải kiểm tra ngay khả năng thoát nước của chậu.
– Điều chỉnh lượng nước tưới theo mùa: Vào mùa xuân và mùa hè thì nên tưới nhiều nước do ánh sáng nhiều, thời tiết nóng âm, nhưng không được để sũng nước; vào mùa thu và mùa đông nhiệt độ mặt đất nên tưới ít nước, giữ cho chậu khô nhẹ.
– Nên thường xuyên phun sương cho cây giúp giữ ẩm để tránh hiện tượng rụng lá.
4.2 Nhiệt độ
Hoa thu hải đường thích hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ như ở Đà Lạt hay mùa đông ở miền Bắc.
Nhiệt độ khoảng 20 – 25 độ C sẽ đảm bảo sự sinh trưởng bình thường của cây.
4.3 Ánh sáng
Thu hải đường ưa bóng râm, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm cho lá cây bị cháy, nhưng nếu trong điều kiện thiếu ánh sáng quá cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
4.4 Cắt tỉa
– Nên thường xuyên cắt tỉa những bông hoa héo, lá già, cành bị gãy,… để cây tập trung dưỡng lực cho việc ra hoa. Việc cắt tỉa này cũng giúp bảo vệ cây khỏi các bệnh do nấm mốc, vi khuẩn gây ra.
– Khi cây phát triển lên quá 70 cm thì nên cắt ngắn để giúp cây phát triển tốt hơn, ra nhiều hoa hơn.
4.5 Bón phân
– Từ lúc trồng cho đến khi cây đạt chiều cao từ 0.8 – 1m thì mỗi tháng bón phân cho cây một lần. Có thể sử dụng nước ợc ngâm, nước bã phân pha loãng với nước để tưới đều.
– Khoảng 18 tháng sau thì cây sẽ bắt đầu ra hoa. Trong thời gian cây ra hoa nên bón phân định kỳ 3 tháng 1 lần và hàng tuần bổ sung dinh dưỡng cho cây ra nhiều hoa và hoa đẹp hơn.
4.6 Phòng trừ sâu bệnh
Hoa thu hải đường gặp phải các loại sâu bệnh hại hình thành rệp phong lá, chủ yếu xuất hiện vào khoảng tháng 4 đến tháng 7.
Để phòng trừ, người trồng có thể sử dụng thuốc trừ sâu regan để phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày.
5. Ý nghĩa của thu hải đường
– Hoa thu hải đường tượng trưng cho sự quan tâm và chăm sóc. Người ta quan niệm, tặng nhau một chậu thu hải đường chính là gửi cho nhau một lời hứa hẹn.
– Người ta cũng tin rằng, những người yêu loài hoa này là những người dũng cảm, quyết đoán, luôn sống theo phong cách tươi trẻ, nhiệt huyết; nhưng những người này cũng có một tâm hồn tinh tế, đồi sống nội tâm sâu sắc và nhạy cảm.
– Thu hải đường chính là hình ảnh của mùa thu, mùa đẹp nhất trong năm nên nó cũng mang ý nghĩa về sự lãng mạn và nhẹ nhàng.
– Với mỗi màu hoa khác nhau của thu hải đường cũng mang những ý nghĩa rất riêng. Chẳng hạn như màu cam tượng trưng cho sự hài hước vui vẻ; màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết; màu đỏ tượng trưng sự tình yêu nồng nhiệt…