Một bà mẹ đầy tâm huyết đã phải đối mặt với một quyết định khó khăn sau khi bác sĩ phát hiện hai bé trong bụng có mắc hội chứng truyền máu song thai.
Bà mẹ này đã phải đối mặt với một quyết định khó khăn sau khi bác sĩ phát hiện hai bé trong bụng có mắc hội chứng truyền máu song thai.
Khi Emma Glozier (36 tuổi, sống tại Gateshead, Anh) nhận được tin mình đang mang thai một cặp song sinh giống hệt nhau, cô đã rất vui mừng.
Vậy nhưng hạnh phúc đó chẳng kéo dài được bao lâu bởi khi đi siêu âm 20 tuần, Emma được bác sĩ thông báo hai bé bị hội chứng truyền máu song thai, một biến chứng có khả năng gây tử vong cho cả hai.
Emma nhận tin hai bé bị truyền máu song thai khi được 20 tuần.
Đột nhiên bà mẹ này phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn rằng tiếp tục giữ nguyên hoặc thực hiện một ca phẫu thuật nguy hiểm để nạo lục cứu mạng cả hai. Nếu hành động phẫu thuật, hai bé có 33% khả năng sống, 33% một bé sống và 33% là cả hai cùng tử vong.
“Lúc đầu, tôi không muốn quay lại nhìn vào màn hình khi phẫu thuật bởi vì tôi quá sợ hãi. Nhưng cuối cùng tôi đã quay lại và thật tuyệt vời khi nhìn thấy các con”, Emma chia sẻ.
Sau khi bàn bạc cẩn thận, Emma đã quyết định đến bệnh viện King’s College ở Bắc London để tiến hành phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ mở một lỗ nhỏ trên tử cung và sau đó dùng tia laser để phá vỡ mạch máu trong nhau thai truyền giữ hai bé.
Hai bé đã được phẫu thuật ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Ca phẫu thuật phức tạp được thực hiện bởi Tiến sĩ Kypros Nicolaides dưới sự theo dõi của 12 chuyên gia y tế hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới.
Một mảnh ảnh thuần chỉ còn chiếu một hình ảnh của cặp song sinh lần một mành hình trong khi cuộc phẫu thuật diễn ra.
“Lúc đầu, tôi không muốn quay lại nhìn vào màn hình khi phẫu thuật bởi vì tôi quá sợ hãi. Nhưng cuối cùng tôi đã quay lại và thật tuyệt vời khi nhìn thấy các con”, Emma chia sẻ.
May mắn thay, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Tháng 9 năm 2013, hai bé Abbie và Megan chào đời khỏe mạnh với cân nặng lần lượt là 1,92kg và 2,21kg.
Dù chỉ có hơn 30% cơ hội sống, hai bé đều chào đời khỏe mạnh.
Không lâu sau đó, hai bé được trở về nhà và lớn lên hoàn toàn khỏe mạnh, không có vấn đề gì về sức khỏe.
Chia sẻ câu chuyện của mình, Emma hy vọng sẽ nâng cao nhận thức của những bà mẹ mang thai đôi về hội chứng truyền máu song thai và cách xử lý khi gặp tình huống này.
“Nó ảnh hưởng đến gần một phần ba của tất cả các thai kỳ sinh đôi và có thể gây ra các biến chứng đôi hỏi phải kiểm tra siêu âm thường xuyên, tránh đau đớn sớm và chăm sóc chuyên khoa,” Emma nói.
Hội chứng truyền máu song thai xảy ra khi máu không được truyền đến hai thai nhi một cách đồng đều. Điều này có nghĩa là một bé sẽ nhận nhiều máu hơn (thai nhi nhận) còn bé kia bị thiểu máu (thai nhi cho). Do được cung cấp rất nhiều dưỡng chất và chất lỏng nên thai nhi nhận phát triển vượt trội hơn, tuy nhiên thể trạng của thai nhi này lại luôn phải làm việc quá tải và có quá nhiều nước ối xung quanh. Trong khi đó thai nhi cho lại có rất ít, phát triển quá chậm và yếu ớt. Hội chứng truyền máu song thai không phải là do di truyền hay do tác động của thói quen cũng như chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Tỷ lệ mắc hội chứng truyền máu song thai là 1/1.000. Khi mắc phải hội chứng này nếu không can thiệp kịp thời, nó sẽ gây nguy hiểm cho tình mạng của cả mẹ lẫn hai thai nhi. |