Một cuộc chiến kéo dài 10 năm với hàng trăm lần điều trị đã diễn ra một cách đau đớn nhưng đầy hy vọng, mẹ trẻ Hà Nội đã quyết định không xin trứng do bác sĩ khuyên.
Bệnh nhân M.N.Q – một người mẹ đã trải qua khoảng thời gian gần 10 năm hiếm muộn và gần 10 lần thất bại trong điều trị sinh sản, đã không còn kiên nhẫn và đã được bác sĩ Nguyễn Thị Nhã – trưởng Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Bưu điện chỉ định điều trị.
Gặp lại chị Q. sau hơn một năm, bác sĩ Nhã lại nhận thấy nỗi buồn vẫn không tan biến. Đó là nỗi buồn của một người phải đối mặt với thực trạng tình trạng tìm kiếm con yêu 10 năm dài vô vọng, từ Nam ra Bắc và cả nước ngoài, bao lần được khuyên đi xin trứng nhưng vẫn kiên quyết không làm theo.
Bệnh nhân Q. đã tìm đến rất nhiều nơi để điều trị, trải qua gần 10 lần IVF, thậm chí sang cả nước ngoài nhưng không thành công. (Hình minh họa)
Hành trình tìm con của mẹ Hà Nội và những thất bại dài đằng đẵng, sang nước ngoài với gần 10 lần IVF thất bại
Bác sĩ Nhã kể, chị M.N.Q (Hà Nội) là một trong những bệnh nhân đặc biệt nhất từ trước đến nay. Ngay từ khi biết mình bị lạc nội mạc tử cung, chị đã lựa chọn cẩn thận quốc gia để điều trị hiếm muộn.
“Bản Q. lập gia đình năm 2006, hết năm 2007 khi chưa thấy có em bé, bạn đã đi khám và biết được mình bị lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng. Biết đó là một trong những nguyên nhân khó thể mang thai nhưng bạn vẫn không nản lòng, từ Nam ra Bắc, rồi cả nước ngoài với gần 10 lần thử thụ tinh ống nghiệm không thành công.
Bệnh nhân ngầm nhận ra ở nước ngoài điều trị thành công cao và chắc chắn hơn. Thế nhưng điều thất bại, sau đó bạn Q. cũng đã điều trị ở nước nửa, thuốc nam, thuốc bắc nhưng cũng không thành công”,
bác sĩ Nhã chia sẻ.
Gần 10 năm không ngừng tìm kiếm con ở khắp mọi nơi đều không thành công, đến năm 2017, khi ở độ tuổi 35, chị Q. mới tìm đến bệnh viện Bưu điện. Chia sẻ về ngày đầu khám cho chị Q., bác sĩ Nhã cho biết, sau khi được tiến hành siêu âm, bác sĩ đã khuyên bệnh nhân đi xin trứng, không nên thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng của mình.
“Tôi khám cho bạn Q. khi bạn ở độ tuổi 35, bạn bị suy buồng trứng do nguyên nhân lạc nội mạc tử cung, siêu âm xét nghiệm đều có biểu hiện suy giảm, AMH còn 0,4. Đặc biệt, 2 bên buồng trứng, mỗi bên chỉ còn một quả rất nhỏ. Thực sự, lần đầu tiên với tiến sử như vậy, tôi đã khuyên bệnh nhân đi xin trứng bởi ngay từ lúc bệnh nhân 27 tuổi ra nước ngoài điều trị không thành công thì làm sao tôi có thể làm được khi bệnh nhân ở độ tuổi 35”,
bác sĩ Nhã nêu rõ.
Điều ấn tượng của bác sĩ Nhã là bệnh nhân luôn lạc quan, từ chối mọi sự áp lực trong hành trình tìm con. (Hình minh họa)
Bác sĩ Nhã cho hay, điều bác sĩ ấn tượng với chị Q. đó chính là sự lạc quan, luôn từ chối mọi sự áp lực, đặc biệt bao lần bác sĩ khuyên đi xin trứng nhưng chị vẫn nỗ lực không ngừng, nhất định phải thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng của mình.
“Chưa bao giờ tôi thấy bạn ấy buồn, có lẽ bạn ấy giấu nỗi buồn trong lòng mà không biểu hiện. Bạn Q. vẫn nhất quyết không xin trứng mà làm bằng trứng của mình, tôi cũng giúp bạn ấy. Ngay lần đầu tiên kích trứng liều cao nhất sau 5 ngày không có quả trứng nào. Tôi dùng chu kỳ ngay và cho thuốc để bệnh nhân có kinh nguyệt trở lại. Lần này tôi tiếp tục bảo bệnh nhân xin trứng nhưng bạn vẫn bảo không.
Chu kỳ sau, tôi cũng kích trứng liều cao nhất được 2 trứng và tạo được 1 phôi trung bình. Khi chuyển phôi tôi có báo tỷ lệ thành công chỉ được 30%. Bạn ấy có thai lần đó nhưng sau 14 ngày chuyển phôi, xét nghiệm beta hCG tốt dẫn, bệnh nhân không có thai chu kỳ đó nữa.
Chu kỳ sau, bạn Q. đến xin làm tiếp, tôi có nói vui bảo “nhà cháu hạnh phúc thảo dâu”. Tôi kích trứng lần này vẫn may mắn mềm hơn. Bạn ấy được 4 quả trứng và tạo được 3 phôi. Tháng 6/2017, tôi chọn 1 phôi chất lượng tốt và một phôi chất lượng không tốt để chuyển, còn phôi trung bình tôi để lại. Và lần này đã thành công, bạn Q. đã có một nhóc tì rồi”,
bác sĩ Nhã nhớ lại.
Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, lạc nội mạc tử cung là bệnh lý chiếm khía nhiều ở phụ nữ hiện nay. Đây là bệnh có thể dẫn đến suy giảm khả năng nên lạc nội mạc xuất hiện.
“Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân vô sinh nhiều, làm biến dạng toàn bộ khung chậu. Về cơ học, bệnh nhân không thể có thai do dịch phụ thuộc vào trứng lại, làm giảm xuất hiện buồng trứng, xâm lấn buồng trứng khiến không còn trứng.
Bệnh lý xuất hiện nhiều trong quá trình khám chữa bệnh. Nếu phát hiện ra, bệnh nhân nên đi điều trị sớm khi dự trữ buồng trứng còn tốt và kiểm tra nếu không có biến chứng về cơ học giải phẫu nên làm IUI và IVF để có khả năng có thai cao”,
bác sĩ Nhã khuyên.
Cùng theo ThS.BS Chu Thị Thu Hương – Bệnh viện Bưu điện Hà Nội, lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa thường gặp, chiếm 5-10% số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Lạc nội mạc tử cung được định nghĩa là khi có sự hiện diện của mô nội mạc tử cung gồm cả tuyết và mô đệm ở bên ngoài khoang nội mạc tử cung. Đây là một bệnh lý phức tạp, mà sinh bệnh học hiện vẫn chưa sáng tỏ.
Ths.BS Chu Thị Thu Hương.
Dưới đây Ths.BS Chu Thị Thu Hương sẽ chia sẻ chi tiết về bệnh lý lạc nội mạc tử cung:
Triệu chứng
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh mãn tính, trong đó một số bệnh nhân không hiểu biết triệu chứng, còn lại phần lớn bệnh nhân có đau vùng chậu, hiếm muộn hoặc có một khối u ở phần phụ, ở những bệnh nhân có đau vùng chậu thì 30-80% có lạc nội mạc tử cung.
Hình minh họa về tình trạng các lạc nội mạc tử cung thường gặp.
Chẩn đoán
Trong thực hành lâm sàng hiện nay, phẫu thuật nội soi là tiêu chuẩn được đề nghị giúp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, nếu vẫn không thể xác định được thì đánh giá mô học được xem là cần thiết.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể có thể giúp gợi ý một phần nào đó để chẩn đoán như: đau vùng chậu mãn tính, đau có tính chu kỳ, đau bùng kinh, đau khi giao hợp, khôi u vùng chậu, ngoài ra, siêu âm cũng có thể giúp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung trên buồng trứng nhưng không đáng tin cậy bằng qua hình ảnh nội soi.
Cơ chế bệnh sinh liên quan giữa lạc nội mạc tử cung và hiếm muộn
Hiện tại cơ chế bệnh sinh mối liênquan giữa lạc nội mạc tử cung và hiếm muộn chưa được giải thích rõ ràng. Tuy nhiên có một số cơ chế đã được đề xuất nhưng chưa có cơ chế nào được chứng minh là làm giảm khả năng sinh sản.
Thay đổi cấu trúc giải phẫu vùng chậu
Tổn thương viêm dịch nhân vùng chậu do lạc nội mạc tử cung gây ra, có thể làm giảm khả năng phòng noãn, sự bắt trứng và sự vận chuyển của vòi trứng.
Thay đổi chức năng phẫu mạc
Nhiều người phụ nữ khi có lạc nội mạc tử cung sẽ gia tăng dịch bùng bằng cùng như tăng tiết như tuyết tương thiết trong bạch cầu. Một số nghiên cứu cho thấy lạc nội mạc tử cung có thể gây viêm nhiễm hệ thống. Điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng và chức năng của ống dẫn trứng.
Thay đổi miễn dịch và chức năng của các tế bào trung gian
Khi có sự hiện diện của lạc nội mạc tử cung ở các phụ nữ sẽ gia tăng tế bào lympho có thể tăng trong nội mạc tử cung của những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung. Những bất thường này có thể làm thay đổi sự tiếp nhận của nội mạc tử cung và sự làm tổ của phôi.
Bất thường nội tiết và sự phòng noãn
Nhiều phụ nữ chứng minh thấy rối loạn chức năng nội mạc tử cung góp phần làm giảm khả năng nhận trứng trong những phụ nữ có lạc nội mạc tử cung.
Điều trị
Việc điều trị lạc nội mạc tử cung thường cần vào hai mục tiêu chính cần như sau:
Điều trị lạc nội mạc tử cung làm tăng chất lượng sống của bệnh nhân lạc nội mạc tử cung.
Điều trị hiếm muộn do lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa được đề nghị nhằm mục tiêu giảm đau cho bệnh nhân lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên trong quá trình điều trị nội bệnh nhân sẽ không thể có con do độ số thuốc sử dụng đều có tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số liệu pháp điều trị nội được áp dụng là progestin, kết hợp estrogen và progestin, GnRH đồng vận hoặc đối vận, danazol và gần đây nhất là aromatase inhibitor (ức chế men chuyển hóa).
Điều trị phẫu thuật
Trong lạc nội mạc tử cung giao đoạn I/II, phẫu thuật nội soi có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản một cách đáng kể. Mở bọc nang lạc nội mạc tử cung với kích thước trên 4cm có thể giúp cải thiện tỷ lệ có thai so với những nang khác như nang nước hoặc nang xuất huyết, tuy nhiên về mặt tài phán thì nang lạc nội mạc tử cung có nguy cơ tái phát cao hơn.
Bất lợi của phẫu thuật điều trị lạc là chẩn thương trong quá trình phẫu thuật, biến chứng, chi phí, giảm dự trữ buồng trứng và hiện tại vẫn còn thiếu bằng chứng cho thấy khả năng cải thiện tỷ lệ có thai sau IVF.
Kết hợp điều trị nội và ngoại khoa
Kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và điều trị nội khoa cho bệnh nhân lạc nội mạc tử cung bao gồm cả trước và sau khi phẫu thuật.
Điều trị nội khoa trước khi phẫu thuật được báo cáo là có thể làm giảm tăng sinh mạch máu và kích thước nang lạc nội mạc tử cung tại vùng chậu, nhờ đó có thể làm giảm lượng lưỡng mạch máu và kích thước nang lạc nội mạc tử cung tại vùng chậu.
Điều trị nội sau phẫu thuật điều trị được ứng dụng nếu bệnh nhân đa số thuốc sử dụng điều có tác dụng phụ nguy hiểm. Một số liệu pháp điều trị nội được ứng dụng là progestin, kết hợp estrogen và progestin.
Đối với thuốc điều trị nội khoa, việc điều trị bắt đầu từ giai đoạn sinh sản cho đến giai đoạn vô sinh mà không có sự khác biệt ở tương lai. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ bệnh nhân vô sinh lạc nội mạc tử cung là không đáng kể.
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và lạc nội mạc tử cung
Kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI):
Nhiều nghiên cứu cho thấy kích thích buồng trứng và IUI là làm tăng khả năng có thai ở bệnh nhân hiếm muộn có lạc nội mạc tử cung giai đoạn I và II. Hoặc phẫu thuật nội soi rồi kích thích buồng trứng và IUI (tùy chỉ định phẫu thuật). Nếu thất bại chuyến qua làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Thụ tinh trong ống nghiệm:
Lạc nội mạc tử cung tử cung có thể có nhiều ảnh hưởng lên kết quả thụ tinh trong ống nghiệm như: theo dõi kích thích buồng trứng khó khăn, giảm dự trữ buồng trứng, giảm đáp ứng buồng trứng, giảm tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi kém, giảm tỷ lệ thành công làm tổ của phôi thai.
Kết quả một nghiên cứu ngẫu nhiên được công bố bởi hiệp hội Hỗ trợ Sinh sản Châu Âu có nhóm chứng cho thấy thụ tinh trong ống nghiệm cải thiện khả năng có thai ở bệnh nhân hiếm muộn có lạc nội mạc tử cung. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị thích hợp nếu có điều kiện kèm các yếu tố sau: giảm chức năng vòi trứng, vô sinh nam hay thất bại với các điều trị khác.
Những người phụ nữ hiếm muộn lạc nội mạc tử cung chúng ta nên tích cực điều trị bằng một trong 2 phương pháp IUI và IVF.
Kết quả thai kỳ ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung
Bệnh nhân lạc nội mạc tử cung thường ghi nhận có nhiều biến chứng thai kỳ hơn so với những phụ nữ khác: Nguy cơ sinh non, nguy cơ tiền sản giật, xuất huyết trong thai kỳ, biến chứng nhau thai, sinh mổ cao hơn nhưng phụ nữ khác.
Quản lý phụ nữ vô sinh có liên quan đến lạc nội mạc tử cung
Quyết định điều trị ở một phụ nữ lạc nội mạc tử cung là một quyết định khá khó khăn, vì thực tế cho đến thời điểm này chưa có đầy đủ bằng chứng được đánh giá bằng nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng.
Chúng ta nên phẫu thuật nội soi trước khi điều trị vô sinh bằng kích thích buồng trứng và hỗ trợ sinh sản. Đôi khi phẫu thuật nội soi cắt bỏ u ở giai đoạn này chưa thật sự giá trị, do đó để có một quyết định tốt hơn chúng ta nên đưa các yếu tố như tuổi, thời gian, mong con, tiền sử gia đình, khả năng thực hiện IVF, triệu chứng đau vùng chậu để xem xét.