Rau sống là thực phẩm quen thuộc nhưng cần lưu ý khi mang thai.
Trả lời
Rau sống là loại thực phẩm được tiêu thụ tươi, không qua chế biến như diếp cá, kinh giới, rau răm, tía tô, húng quế, xà lách, kèo nèo, rau nhúc, dưa nước… Trong thời kỳ mang thai, biết rõ nguồn gốc xuất xứ của rau sống là điều cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, về nguyên tắc, phụ nữ mang thai và nuôi con bú cần phải tránh thực phẩm sống, không nên ăn rau sống, gỏi, tiết canh…
Rau sống thường được tưới bằng nước bẩn, phân tươi, chứa nhiều loại ký sinh trùng và giun sán sinh sống, kể cả rau bẩn nước muối cũng không loại bỏ được hoàn toàn. Chưa kể, ngâm rau sống quá lâu khiến rau bị nhũn, giảm dinh dưỡng. Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn thực phẩm này. Những người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, trẻ em, người già… cũng nên thận trọng, không nên ăn quá nhiều.
Bác sĩ khuyên mọi người nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chế biến sạch sẽ trước khi ăn. Rau sống nên nhất sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước, rửa trực tiếp từ lá dưới với nước chảy, từ hai đến ba nước. Nếu là cọng rau lá to thì bẻ ra từng nhánh, từng lá để rửa. Không nên ngâm rau sống quá lâu (trên 10 phút).
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên ăn cân bằng dinh dưỡng để mẹ khỏe, con khỏe và không tăng quá nhiều cân. Nếu ăn ít, thai nhi có nguy cơ thiếu cân, ăn nhiều thì mẹ tăng cân và khó lấy lại dáng. Mẹ bầu tăng cân quá nhiều có nguy cơ tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao.
Các thai phụ nên chia lượng cho khẩu phần ăn mỗi bữa để không bị thiếu dinh dưỡng và chia đều các nhóm thực phẩm cần ăn trong ngày. Khẩu phần hợp lý là 25% đạm (gồm thịt, cá, trứng, sữa); 25% tinh bột (cơm, bánh mì, khoai, ngũ cốc, bún); 50% rau củ quả các loại. Mẹ có thể ăn ngũ cốc, ngô, khoai, củ rong, lạc luộc, nhưng chỉ nên ăn 1/3 bát. Hạn chế ăn bánh, miến, phở, dầu mỡ, món ăn chiên, rán, quay, xào. Uống nhiều nước mỗi ngày.