Chuyên gia tâm lý Phạm Mạnh Hà chia sẻ về cách nuôi dạy con cái một cách hiệu quả và đầy yêu thương.
Tiến sĩ – Chuyên gia tâm lý Phạm Mạnh Hà là Phó trưởng Khoa công tác thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, là người có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực tâm lý học hướng nghiệp.
Trong chương trình
Bốn mùa yêu thương
với chủ đề “
Khi con sa ngã
”, chuyên gia Mạnh Hà và MC Nguyễn Khang đã có những trao đổi và chia sẻ về hết sức thẳng thắn và thiết thực.
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ
Bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng đều mong muốn con mình trưởng thành thành những người tốt, song không phải gia đình nào cũng đều có được sự thành công đó. Trong xã hội, có không ít trường hợp gia đình có con cái sa ngã, con cái có hành vi đáng chú ý, đều đặn đập cha mẹ hay phạm tội.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồi tệ của con cái. Theo chuyên gia tâm lý Mạnh Hà thì môi trường giáo dục của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến con.
“Con cái chính là tấm gương phản chiếu, là hình ảnh của cha mẹ. Nếu trong gia đình, cha mẹ biết yêu thương, dành thời gian chăm sóc con cái, có phương pháp giáo dục đúng đắn cũng như đồng hành cùng con trong suốt quá trình phát triển thì con khó mà hư được.”
Bên cạnh đó, môi trường sống xung quanh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách, hành vi của một đứa trẻ. Nếu gia đình đưa trẻ sống trong khu vực có tỷ lệ phạm tội cao, những hành vi vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến sẽ ảnh hưởng đến tính cách, suy nghĩ của đứa trẻ, chúng sẽ xem như những hành vi đó là bình thường mà làm theo. Những đứa trẻ học tập không tốt thì có xu hướng phạm tội nhiều hơn những đứa trẻ được chăm sóc hay có thành tích học tập tốt hơn.
Đừng nghĩ gửi con đến trường quốc tế thì con sẽ trở nên ngoan hiền
Có nhiều phụ huynh đổ lỗi cho nhà trường khi con không ngoan, con hư hay học tập không tốt mà quên mất vai trò của mình trong việc dạy dỗ con, bởi vì quan điểm về vấn đề này, chuyên gia Mạnh Hà chia sẻ:
“Việc đổ lỗi rõ ràng tôi quá bận, tôi rất yêu thương con, tôi dành cho con những điều tốt đẹp nhất, bao nhiêu tiền tôi kiếm được sẽ đưa về cho con mà thôi là những lời biện minh rõ ràng mà bố mẹ đang dành rất ít thời gian cho con.”
Theo chuyên gia, môi trường gia đình chính là môi trường xã hội hóa đứa trẻ, tạo nên tính cách của đứa trẻ.
Nếu cha mẹ là người không giữ được cảm xúc, cha mẹ luôn cải nhau hay có những hành vi xấu thì đứa trẻ vẫn luôn chịu ảnh hưởng những điều đó khi học ở trường quốc tế, thầy giáo hay có những người giám sát để mong con trở nên ngoan hiền thì đó là điều rất khó khăn.
Còn nếu trong môi trường cha mẹ yêu thương con, cha mẹ sống đầm ấm với hàng xóm xung quanh, với bạn thân thì cũng sẽ tác động rất lớn tích cực đến con.
Cách bạo hành trẻ em là rất khác ngày xưa
Ngày xưa, dùng cách dạy con bằng “yêu cho roi cho vọt” hoàn toàn khác với cách dùng bạo hành ngày nay. Ông bà, bố mẹ ngày xưa thường bên cạnh việc dùng roi để dạy con khi con hư thì còn dành thời gian để phân tích tại sao con hư, tại sao con không được làm như thế, nhưng điều đó sẽ thấm vào đứa trẻ, nên khi dùng một đòn roi thật đau đứa trẻ sẽ ghi nhớ mãi.
Còn hiện nay, bố mẹ có quá ít thời gian dành cho con, chỉ mong mọi thứ được giải quyết nhanh chóng. Khi con mắc sai phạm, thay vì nói chuyện để chỉ rõ cái sai cho con thì bố mẹ lại dùng những tức giận, khó chịu trong cuộc sống biến thành những lời lẽ cay nghiệt để nói với con.
Trong khi đó, con thì không hiểu vì sao mình lại bị quát mắng, con cảm thấy bố mẹ không chịu lắng nghe mình, bắt công với mình,… thì về lâu dài con sẽ không còn nghe lời bố mẹ nữa.
“Quan trọng nhất để dạy con tốt đó chính là cha mẹ hiểu được con, hiểu tâm tình của đứa trẻ và hiểu được quá trình phát triển tâm lý của đứa trẻ. Hiện nay, có nhiều gia đình khi hỏi con thích gì, con muốn gì, con có cách tình gì, năng lực gì thì lại khó khăn.”
– chuyên gia Mạnh Hà cho biết.
Đồng thời, chuyên gia cũng nhấn mạnh, con cái càng lớn thì sẽ càng có những sự thay đổi về tâm lý, cách nghĩ và hành động, chính vì thế mà bố mẹ cần hiểu con để biết lứa cách từ lới ân tình nói, từ biện pháp giáo dục của mình để giúp con tốt hẳn mà không làm tổn thương đến con.
Nếu từ nhỏ gia đình không đồng hành với con thì tương lai con sẽ dễ sa ngã
Từ câu chuyện thực tế của bà Minh Lê, trải qua 20 năm sát cánh và đồng hành, chị cũng như tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để giúp 2 người con trai rời xa khói thuốc, bảo vệ cháu khỏi những cám dỗ sa ngã thì tình yêu của gia đình có vai trò rất lớn trong việc mang con về với cuộc sống bình thường, không còn sa ngã.
Tiến sĩ Mạnh Hà khẳng định:
“Cùng là ở môi trường đang sống, khi con nhận, bố mẹ ít dành thời gian cho con, để cho xã hội và môi trường xung quanh nuôi nấng đứa trẻ và biến đứa trẻ thành người phẩm chất thì chúng ta lại khẳng định một điều rằng: Yếu tố môi trường là quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn là tình yêu của cha mẹ dành cho con cái, cho dù chúng ta đang mắc phải những điều mà xã hội phải phân.”
Nuôi dạy một đứa trẻ thành người, không chỉ là trách nhiệm của riêng mỗi một gia đình, mà còn là tác động của môi trường xung quanh, từ phía xã hội, từ phía nhà trường, từ phía gia đình và cả những bạn bè xung quanh.