Bài viết này chia sẻ 5 lưu ý cần thiết cho mẹ khi bé đến tháng ăn dặm, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và sức khỏe cho bé yêu của bạn.
Bước chuyển tiếp trong giai đoạn ăn dặm của bé là một quá trình không thể thiếu, trong đó chỉ uống sữa là không đủ. Đây cũng là lúc bé bắt đầu hình thành những phần xương và nghiền thức ăn. Vì vậy, đây là giai đoạn rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất của bé.
Dưới đây là những lưu ý mà mẹ cần ghi nhớ để giúp bé có giai đoạn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng và khỏe mạnh:
1. Thời điểm bắt đầu ăn dặm
6 tháng tuổi được xem là “thời điểm vàng” để bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước 4-6 tháng tuổi, bé không nên ăn thực phẩm rắn vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn. Đồng thời, từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ (hoặc sữa công thức) đã không còn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450KCal/ngày, trong khi lương năng lượng cần thiết là khoảng 700KCal/ngày.
Dù từ khi sinh ra đến 12 tháng tuổi, sữa mẹ (hoặc sữa công thức) vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho bé nhưng việc cho bé ăn thực phẩm rắn sau 6 tháng tuổi có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển các kỹ năng nhai và nhận thức (ví dụ: khả năng nhai) và gia tăng nguy cơ dị ứng của trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý những dấu hiệu khác cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm: chú ý đến các món ăn khác, có khuynh hướng đưa đồ vật vào miệng, không còn phản xạ lưỡi đẩy nữa, kiểm soát đầu tốt (có thể ngồi dậy mà không cần giúp đỡ)…
Vậy nên có bé ngay từ tháng thứ 4, tùy theo sự phát triển, cũng đã bắt đầu muốn ăn dặm. Mẹ cần để tâm lưu ý và quan sát biểu hiện của bé trong giai đoạn này.
2. Quy tắc ăn dặm: “Từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ ngọt đến mặn”
Đây là bộ quy tắc các bà mẹ cần thuộc nằm lòng. Đầu tiên, mẹ nên cho trẻ ăn ít, với tỷ lệ ban đầu là khoảng nửa bát mỗi ngày, sau đó tăng dần lên. Số tháng bé càng tăng, tỷ lệ thức ăn sẽ tăng theo tỉ lệ ngược. Quy tắc này nhằm tùy thuộc vào hệ tiêu hóa của bé. Hệ tiêu hóa của bé còn yếu, nếu cho ăn quá nhiều thức ăn ngay từ đầu, bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Thứ hai, do bé đang quen với sữa là loại thực phẩm lỏng hoàn toàn, nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con hoặc dùng các loại rau củ, trái cây nghiền với kết cấu mềm, nhuyễn, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Nếu mua dạng bột ăn dặm bán sẵn, mẹ nên tuần thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay, khi pha, mẹ nên pha thành hỗn hợp lỏng, mịn và sánh như kem là được.
Với rau củ và trái cây nghiền, mẹ nên chọn loại đóng gói sẵn của các thương hiệu uy tín để đảm bảo thực phẩm được nghiền đúng cách, nhuyễn, mềm như vậy vẫn giữ được đầy đủ hương vị và chất dinh dưỡng.
Cuối cùng, khi bé mới ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngắt như bột gạo, bột yến mạch, ngũ cốc kết hợp với rau củ nghiền, trái cây nghiền. Khi bé được khoảng 8 tháng, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm với các loại bột ăn dặm mặn có chứa thịt, bổ sung thêm thực phẩm có kết cấu thô hơn, xay, nghiền nhưng không quá mịn.
3. Chọn đúng thực phẩm ăn dặm
Thực phẩm ăn dặm rất quan trọng với sức khỏe của con vì “đảm bảo” trách nhiệm bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho con, bên cạnh sữa. Vì vậy, dù mẹ tự nấu hay mua các sản phẩm ăn dặm đóng gói sẵn, mẹ cần đảm bảo các sản phẩm này giàu dinh dưỡng tự nhiên, không sử dụng phẩm màu hay vị nhân tạo, cũng như không có chất bảo quản. Nếu mẹ có thể kiểm chứng các thành phần thực phẩm này được trồng và thu hoạch từ những trang trại sạch, không có thành phần biến đổi gen, không sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa chất là tốt nhất.
Bên cạnh đó, thực phẩm ăn dặm nên được chế biến hợp lý để đảm bảo lưu giữ nguyên vẹn các chất dinh dưỡng từ trái cây, rau củ; cũng như không chứa các chất có khả năng gây dị ứng như lúa mì, trứng, các loại hạt, không sử dụng phụ gia thực phẩm… Với các sản phẩm ăn dặm đóng gói sẵn, mẹ nên lưu ý đến cả bao bì và nên chọn sản phẩm có bao bì không chứa chất BPA, không chứa chất keo thấm và sử dụng mực in không chứa chất Toluene để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé.
4. Cho bé thử mỗi hướng vị mới từ 3-5 ngày và luôn phiến thay đổi hướng vị cho đa dạng
Để giúp bé hứng thú với việc ăn dặm, cũng như kích thích vị giác của bé phát triển, mẹ nên cho bé thử hướng vị mới mỗi 3-5 ngày. Với các bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể luôn phiến thay đổi giữa các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây; hoặc cũng có thể kết hợp các loại thực phẩm này với nhau để cho bé hứng thú với đa dạng. Rau củ và trái cây rất dễ kết hợp và cho hướng vị rất thơm ngon.
Với bé 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé dùng các thực phẩm có kết cấu thô hơn (như bột ăn dặm) và dùng chất đạm (protein). Khi bé được 12 tháng, mẹ có thể cho bé dùng thêm snack trái cây ăn dặm. Việc thay đổi loại thực phẩm ăn dặm thường xuyên vừa giúp bé ngon miệng vừa đảm bảo đa dạng nguồn dinh dưỡng chất.
5. Tạo không khí thư giãn và thoải mái khi ăn dặm
Trong quá trình tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu bằng việc cho bé dùng thức ăn mềm, nghiền nhuyễn sau khi cho bé bú. Đừng lo lắng khi bé từ chối ăn hoặc nhổ ra. Đây là việc hoàn toàn bình thường khi bé mới bắt đầu ăn dặm. Mẹ hãy kiên nhẫn và thử lại lần nữa trong ngày.
Một lời khuyên khác dành cho mẹ là nên cho bé thử mọi loại thực phẩm một lần và quan sát phản ứng của bé. Điều này vừa giúp bé xác định được các mùi vị, vừa giúp mẹ loại trừ được những loại thực phẩm mà bé bị dị ứng hoặc không thích. Từ đó, mẹ sẽ chọn được cho bé loại thực phẩm ăn dặm thích hợp và ngon miệng hơn.
Bạn nên nhớ, mỗi khi đi du lịch xa, để tránh mất món mới và cũng để nhớ, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm ăn dặm đóng gói sẵn và uy tín. Như vậy vừa đỡ mất thời gian và công sức nếu như không muốn, bé lại vừa có bữa ăn dặm ngon, nhanh và đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ nên chọn các sản phẩm ăn dặm nổi tiếng, được chứng thực chất lượng với bao bì đóng gói tiện lợi để giúp việc ăn dặm của bé được dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.