Khám phá loài cây đặc biệt mang lại nhiều điều thú vị và khiến con người không khỏi ngạc nhiên.
Việc tìm ra loại cây này chính là dấu hiệu cho thấy có một “mỏ” kim cương bên dưới.
Cách đây ít lâu, các nhà khoa học ở Mỹ vừa phát hiện một loại cây mang đặc điểm vô cùng thú vị là chỉ đâm chồi, phát triển trên vùng đất có chứa kim cương.
Cụ thể, loài cây Pandan hay còn gọi là Pandanus (tên khoa học là Pandanus candelabrum) có vẻ ngoài gần giống loại cây cổ, sở hữu nhiều lớp vỏ gai góc cùng kích thước rất đa dạng và cao từ 1 – 20 mét.
Loại cây này xuất hiện khá nhiều tại khu vực khí hậu nhiệt đới và một số vùng cận nhiệt ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Loài cây này mọc nhiều ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Theo đó, trong một lần đi tìm kiếm đá kimberlite – một loại đá núi lửa nằm dưới khi chứa kim cương, nhà địa chất học Stephen E.Haggerty của Đại học Quốc tế Florida đã vô tình khám phá ra đặc tính đặc biệt của loài cây này.
Ông thấy rằng, trên bề mặt những nơi đào được kimberlite luôn thấy sự xuất hiện của một loại cây đặc biệt. Điều này đã góp phần giúp ông nhanh chóng tìm ra những địa điểm khác để tiếp tục khai thác kimberlite.
Ở dưới mảnh đất cứng chứa kimberlite này là một hệ hợp chất màu mỡ có chứa nhiều loại khoáng chất. Bên cạnh nhận được giá trị nhất là kim cương, vùng đất này có thể sinh tồn còn chứa tận tích từ các vị phun trào núi lửa, kali, magie hay phốt pho – những chất dinh dưỡng “hảo hạng” mà không phải loại cây nào cũng được hấp thụ đầy đủ.
Kim cương được tìm thấy dưới các cây Pandanus.
Việc phát hiện ra đặc tính của loài cây này sẽ là bước tiến quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành khai thác kim cương, đặc biệt là các nước khu vực Tây và Nam Phi.
Tuy nhiên, công việc này sẽ gặp phải thử thách nhiều khó khăn, bởi các bãi cây cổ Pandanus luôn bị nằm sâu trong các khu rừng nhiệt đới với nhiều loại cây cỏ thuộc họ khổng lồ.
Tuy nhiên, loài cây này nằm rất sâu bên trong các khu rừng, khó cho việc tìm kiếm.
Ngoài ra, không chỉ giúp phát triển công nghiệp khai thác kim cương, phát hiện này còn giúp các nhà địa chất học nghiên cứu về nhiệt độ và áp suất của vỏ trái đất cách đây 150 triệu năm về trước – giai đoạn xảy ra một sự rạn nứt giữa châu Phi và Nam Mỹ để tạo ra Đại Tây Dương.