Kinh Nguyệt Ít: Nguyên Nhân và Bệnh Cảnh Cần Lưu Ý

Spread the love

Khi gặp tình trạng kinh nguyệt ít, bạn cần chú ý đến những nguyên nhân tiềm ẩn.

Từ khi bắt đầu dậy thì, chị em nào cũng trải qua thời kỳ kinh nguyệt. Tuy vậy, phải mất một thời gian dài chị em mới định hình được chu kỳ này của cơ thể mình, đôi khi sẽ xảy ra tình trạng kinh nguyệt ít hoặc nhiều hơn bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra trong khoảng 28 – 32 ngày, khoảng thời gian xuất hiện kinh dao động từ 3 đến 7 ngày. Trong giai đoạn xuất hiện kinh nguyệt, lượng máu “tiêu chuẩn” rơi vào khoảng 60 – 80ml, tuy nhiên nếu bạn gặp tình trạng kinh nguyệt ít, con số này sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa hoặc 1/3, xấp xỉ 20 – 30ml.

Phát hiện tình trạng này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần theo dõi lượng máu xuất hiện khi hành kinh, lượng máu thông thường so với thông thường. Nếu các thông số này giảm, vậy là bạn đã gặp chứng kinh nguyệt ít và cần điều trị ngay lập tức, tránh những rủi ro về sau.


Do rối loạn kinh nguyệt hoặc nội tiết

Nội tiết tố của phái nữ thay đổi liên tục, tùy theo độ tuổi hay tâm trạng. Sự mất cân bằng giữa estrogen và progesterone sẽ khiến kinh nguyệt gặp ảnh hưởng, khiến kỳ kinh kéo dài hoặc rất ngắn hơn bình thường, lượng máu cũng thay đổi là vì thế.


Do căng thẳng, stress

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng kinh nguyệt ít. Căng thẳng dẫn đến rối loạn hooc môn, chính là nguyên nhân đầu tiên mà Eva đã đề cập.


Do cân nặng thay đổi bất thường

Protein, carbohydrate, vitamin và chất béo là những yếu tố giúp cân bằng cân nặng, đồng thời cũng giúp điều hòa kinh nguyệt. Điều này có nghĩa là, mỗi khi cân nặng bị thay đổi một cách đột ngột – tức là bạn đã bị thừa hoặc thiếu chất nào đó – thì chu kỳ kinh nguyệt cũng chịu ảnh hưởng theo.


Do chế độ ăn uống

Yếu tố gần như quyết định đến cân nặng cũng như tâm trạng chính là chế độ dinh dưỡng. Nếu bạn “quá” nạp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hoặc cung cấp quá nhiều loại dinh dưỡng khác thì cơ thể sẽ có nhiều cách để “biểu tình”. Tiêu biểu trong số đó là thay đổi tâm trạng, thay đổi cân nặng – những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ít.


Do mang thai

Mang thai đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ ngừng rụng trứng, do đó tình trạng hành kinh sẽ biến mất cho đến khi bạn sinh em bé và ổn định lại các hooc môn. Tuy nhiên trong một vài trường hợp hiếm, kinh nguyệt vẫn ra ít hoặc có máu đen khi phụ nữ đang mang thai. Điều này là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, vậy nên bạn cần hết sức lưu ý khi kinh nguyệt ít xuất hiện khi mang thai.


Do các bệnh hoặc tình trạng bất thường xảy ra ở tử cung

Hẹp tử cung hoặc tử cung có sẹo, những bệnh phụ khoa như niêm mạc tử cung bị bong, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm niêm vùng kín… cũng có khả năng ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt. Những căn bệnh trên đều gây tác động đến việc hành kinh, khiến lượng kinh nguyệt chảy ra mỗi khi đến kỳ ít hơn.


Do mất máu trong và sau khi sinh quá nhiều

Tình trạng xuất huyết quá mức khi hạ sinh dễ khiến cho tuyến yên bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng hooc môn bị rối loạn.


Do mãn kinh

Chắc chắn khi mãn kinh thì cơ thể phụ nữ sẽ không còn rụng trứng, do vậy kinh nguyệt cũng sẽ không còn xuất hiện nữa. Tình trạng này sẽ diễn ra từ từ, vậy nên lượng máu trong các kỳ kinh nguyệt sẽ giảm dần và ít đi theo thời gian.

– Các bệnh về sức khỏe sinh sản: Yếu sinh lý nữ, khả năng làm mẹ giảm, thậm chí là vô sinh.

– Các bệnh phụ khoa: Viêm cổ tử cung, u xơ, u buồng trứng, dịnh cổ tử cung, …

– Các bệnh lý khác: Tiểu đường, thiểu năng nội tiết, bệnh gan, …

Luyện tập thể dục thường xuyên vừa giúp bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh nguy hiểm vừa giảm căng thẳng sau những giờ làm việc vất vả.

Ngủ đủ và ngủ đúng (đi ngủ và thức giấc theo một khung giờ cố định mỗi ngày) cũng khiến tinh thần bạn phần nào được cải thiện, quá trình trao đổi chất và quá trình sản sinh hooc môn thuần lợi hơn.

Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống sạch sẽ để tránh viêm nhiễm không đáng có.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể bạn khỏe mạnh về mọi mặt. Những loại thực phẩm ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị kinh nguyệt được khuyên dùng cho phụ nữ là:

– Thực vật: Gừng, đu đủ xanh, quế, vừng, nha đam, bạch hà, hạt rau mùi, lá húng quế, mướp đắng, nghệ, củ cải, hoa quả tươi …

– Động vật: Cá thu, cá hồi, cá trích và cá bề bơi chung; gia cầm, …

– Thực phẩm chức năng: trà, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, …

Back To Top