Thời tiết chuyển mùa khiến các bậc phụ huynh lo lắng về tình trạng sốt ở trẻ nhỏ. Bài viết cung cấp thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa, hiện tượng mùa nắng thất thường gây cho các bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí, trong giới ý khoa còn có cảm từ riêng để miêu tả, gọi là “ám ảnh về sốt”.
Tuy nhiên, dù cho bạn có nghe nhiều những thông tin “truyền miệng” về sốt có vẻ rất gây gớm thì thực tế, chưa hề có một bằng chứng cụ thể nào cho thấy việc sốt cao ở trẻ có thể gây tổn thương não hay các tình trạng nghiêm trọng khác. Đôi khi, sự gia tăng thân nhiệt là cách mà cơ thể có thể tự điều chỉnh tốt.
Sốt trở thành nỗi ám ảnh của cha mẹ mỗi khi thời tiết thay đổi.
Một điều quan trọng không kém là các mẹ cần hiểu rằng, không phải cứ sốt nghĩa là con bị cảm hay bị cúm và không phải cứ con sốt là cho uống hạ sốt ngay. Thay vào đó, song song với việc hạ sốt cho con bằng các cách truyền thống trước, cha mẹ cũng cần xác định rõ nguyên nhân sốt của trẻ để có biện pháp hợp lý, kịp thời.
Cần xác định đúng nguyên nhân sốt của trẻ trước khi hạ sốt cho trẻ.
Cảm lạnh hay cúm là biểu hiện của hiện tượng sốt virus, xảy ra khi cơ thể bị virus tấn công. Ở trường hợp này, cần sốt thường nên giảm dần trong vòng 3 ngày và việc sử dụng thuốc kháng sinh lúc này là chưa cần thiết. Nếu không có chỉ định của bác sĩ, mẹ không nên sử dụng thuốc kháng sinh cho con ngay mà chỉ nên hạ sốt bằng cách cho bé uống thuốc hạ sốt kết hợp lâu mặt.
Trong trường hợp cơ thể bé phát sốt vì mắc phải một loại nhiễm trùng nào đó do vi khuẩn gây ra như: bệnh viêm tai, viêm đường tiết niệu hay viêm phổi. Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra sốt thường ít phổ biến hơn so với nhiễm trùng do virus và cần được chú ý đặc biệt vì có thể dẫn tới các bệnh nghiêm trọng. Lúc này, việc hạ sốt là một trong những điều kiện cần trước tiên mà bố mẹ nên quan tâm. Với những cơn sốt ở trường hợp này, bố mẹ có thể và nên dùng thuốc kháng sinh cho con theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ.
Một số trường hợp, bố mẹ nghe theo quan niệm dùng nhiều kháng sinh sẽ “hại người” nên chần chừ, không cho trẻ dùng kháng sinh ngay cả khi trẻ có dấu hiệu bị nhiễm vi khuẩn. Việc này là hết sức tai hại. Sự chần chừ do quan niệm sai lầm sẽ có thể dẫn đến việc điều trị cho trẻ khó khăn và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Chính vì thế, sau khi đã xác định rõ nguyên nhân sốt là do vi khuẩn và làm các phương pháp hạ sốt truyền thống như, miếng hạ sốt, lau mặt mà con vẫn không có dấu hiệu hạ sốt, lúc này bố mẹ nên cho trẻ sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số lưu ý khi chọn thuốc hạ sốt cho trẻ:
Sử dụng thuốc giảm sốt có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín. Hiện nay thì trường có nhiều loại thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ em như Hapacol 250 hương cam của DHG Pharma dạng bột dễ uống cho trẻ.
– Cần xác định liều thuốc dựa vào cân nặng của trẻ, không phải độ tuổi.
– Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye nghiêm trọng.
– Tốt nhất là theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi cho con sử dụng thuốc.
Mặc dù chưa có bằng chứng chính xác về những gì có thể xảy ra cho trẻ khi các bé sốt, cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám khi có biểu hiện này, đặc biệt là nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi. Lý do là ở độ tuổi này, trẻ quá nhạy cảm để bố mẹ có thể phân biệt được các biểu hiện của triệu chứng là gì, rất dễ dẫn đến sự chủ quan, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Khi con có dấu hiệu bị sốt, tinh thần của cha mẹ là quan trọng nhất. Dù lo lắng nhưng các bậc cha mẹ cũng cần hết sức tỉnh táo và bình tĩnh, theo dõi con và xác định rõ nguyên nhân để có cách điều trị hợp lý cho con thay vì hốt hoảng, bởi rồi rạc.