Bài viết này hướng dẫn cách cho bé ăn dặm đúng cách, bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Cho bé ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Đúng thời điểm mẹ cũng sẽ có tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình chăm sóc bé.
Ăn dặm đánh dấu cột mốc phát triển mới của bé. Từ nay bạn cần sử dụng mẹo, bé sẽ bắt đầu tập làm quen với các loại thực phẩm mới giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cho bé ăn dặm đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để ăn dặm trở thành khoảng thời gian vui vẻ cho cả mẹ và con.
Từ tháng thứ 6 trở đi bé cần khoảng 700 kcal một ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện của cơ thể trong khi sữa mẹ chỉ cung cấp cho bé khoảng 450 kcal/ngày. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé cũng mới có thể tiếp nhận các thực ăn đặc ngoài sữa mẹ. Vì vậy mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi.
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi bé có thể tập ăn dặm. (Ảnh minh họa)
Thời gian ăn dặm của mỗi bé có thể khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng bé. 6 tháng tuổi không phải là tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm mà cần thêm các điều kiện sau:
– Bé có thể ngồi vững và giữ đầu thẳng.
– Bé biết đưa môi dưới về phía trước để lấy thức ăn từ thìa.
– Lưng không còn phản xạ tự động đẩy thức ăn ra ngoài miệng.
– Bé thích thử thức ăn.
– Bé đòi ăn dù đã được bú cả ngày.
Bạn cần cho bé ăn dặm, mẹ vẫn cần cho bé bú đầy đủ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé.
Khi cho bé ăn dặm đúng cách, mẹ cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ – vitamin và khoáng chất.
– Chất đạm:
Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển bộ não, các mô, cơ quan trong cơ thể bé. Đồng thời nó cũng giúp bé tăng cường sức đề kháng, tổng hợp các enzyme và nội tiết tố cần thiết. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng sữa, cua, tôm và các loại đậu.
– Chất béo:
Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho bé. Chất béo cũng đóng góp vào quá trình hình thành tế bào. Các acid béo như Acid Linoleic, DHA, AA, Acid Linolenic đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của não bộ, hệ thần kinh và thị giác… Ngoài ra, chất béo giúp tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Vì vậy mẹ nên thêm 1 muỗng dầu ăn vào cháo cho bé.
– Chất bột đường:
Cung cấp năng lượng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bé. Chất bột đường có nhiều trong gạo, nui, bánh mì, khoai.
–
Rau xanh và hoa quả:
Là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ phong phú cho bé. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, việc cho bé ăn dặm cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
–
Ăn từ ngọt tới mặn:
Ban đầu mẹ nên cho bé ăn những thực ăn có vị giòn sữa mẹ để bé quen dần với việc ăn dặm. Sau khi bé quen ăn bột mẹ mới chuyển qua bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
–
Ăn từ ít tới nhiều:
Mẹ nên cho bé ăn từ chất một để hệ tiêu hóa của bé thích ứng dần với lượng và các loại thực ăn mới. Đầu tiên mẹ có thể cho bé ăn 1 đến 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng lên 1/3 chén, rồi đến nữa chén.
–
Ăn từ loãng tới đặc:
Do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên mẹ nên nấu cho bé trước để bé làm quen với thức ăn. Sau khi bé đã thích nghi với việc ăn dặm, mẹ mới nấu đặc dần.
– Làm quen thực ăn mới trong 3-5 ngày:
Điều này giúp mẹ phát hiện bé có bị dị ứng với thức ăn mới không. Sau 3 ngày nếu bé không bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng với thức ăn đó thì mẹ mới giới thiệu thực phẩm khác cho bé.