Tìm hiểu cách chia động từ trong tiếng Anh để giao tiếp hiệu quả và thực hành ngữ pháp dễ dàng hơn.

Các công thức chia động từ tiếng Anh

Động từ tiếng Anh là Verb (V). Vậy chia động từ tiếng Anh là gì? Có tất cả 3 cách chia Verb bạn cần biết.

1. Cách chia động từ tiếng Anh theo ngôi

a. Chia động từ tobe theo ngôi (chủ ngữ)

• Ngôi thứ 1 số ít: I + am/was

• Ngôi thứ 1 số nhiều: We + are/were

• Ngôi thứ 2 (số ít hoặc số nhiều): You are/were

• Ngôi thứ 3 số ít: He/She/It + is/was

• Ngôi thứ 3 số nhiều: They + are/were

Ví dụ:

I/He/She was at the railway station.

b. Công thức chia động từ khiếm khuyết theo ngôi

Cấu trúc:

• S + can/may/will/should/ought to/must + V-inf

• S + could/might/would/should/must + have + V past participle.

Ví dụ:

We would have considered your proposal.

c. Chia động từ thường theo ngôi

• Ngôi thứ 1 + 2 + ngôi thứ 3 số nhiều: I/We/You/They + V-inf

• Ngôi thứ 3 số ít: He/She/It + V-s/es

Ví dụ:

I go to work each day.

2. Bảng chia động từ tiếng Anh theo thì

Chúng ta có tất cả 12 thì. Công thức chia động từ tiếng Anh theo thì chi tiết sẽ có ở phần tiếp theo trong bài viết này.

Ví dụ:

• I work (Hiện tại đơn)

• I worked (Quá khứ đơn)

• I will work (Tương lai đơn)

3. Cách chia động từ trong tiếng Anh theo 3 dạng

• Dạng nguyên mẫu không “to”

• Dạng nguyên mẫu có “to”

• Dạng thêm “-ing”

a. Cấu trúc 1: V1 + O + to V2-inf / V2-ing

Ví dụ:

I asked her to tell the whole story.

b. Cấu trúc 2: V1 + to V2-inf

Ví dụ:

I want her to say no.

Verb trong tiếng Anh là gì?

V (verb) là động từ – một thành phần rất quan trọng trong tiếng Anh. Động từ diễn giải điều bạn làm, điều bạn nghĩ, mô tả bạn là ai… Động từ giúp bạn tiếp tục cuộc trò chuyện với người khác.

Học cách chia động từ giúp bạn mở rộng khả năng nói và viết tiếng Anh, giúp bạn mô tả vật/việc theo nhiều cách khác nhau.

Về cơ bản, có 3 cách chia động từ trong tiếng Anh:

• Chia theo ngôi (chủ ngữ)

• Chia theo thì

• Chia theo dạng

Ví dụ:

• She is working. / They are working. – Cô ấy đang làm việc / Họ đang làm việc. – Động từ to be + working được chia theo ngôi số ít (she) hoặc số nhiều (they).

• She came yesterday. / She will not come tomorrow. – Hôm qua cô ấy có đến / Ngày mai cô ấy không đến đâu. – Động từ come được chia theo thì quá khứ đơn (came) hoặc tương lai đơn (will come).

Cách chia động từ trong tiếng Anh theo ngôi

Ngôi hay còn gọi là đại từ nhân xưng. Trong tiếng Anh, có 3 ngôi cần lưu ý:

• Ngôi thứ 1: I, We

• Ngôi thứ 2: You (bạn/các bạn)

• Ngôi thứ 3: He, She, They, It

1. Chia động từ “to be” theo ngôi

• Ngôi thứ 1 số ít: I + am/was

• Ngôi thứ 1 số nhiều: We + are/were

• Ngôi thứ 2 (số ít hoặc số nhiều): You are/were

• Ngôi thứ 3 số ít: He/She/It + is/was

• Ngôi thứ 3 số nhiều: They + are/were

Ví dụ:

• I am eating lunch. / We are eating lunch. / He (She) is eating lunch. / They are eating lunch. (Tôi/Chúng tôi/Anh ấy (Cô ấy)/Họ đang ăn trưa).

• You were my best friend. / She was my best friend. (Bạn từng là bạn tốt nhất của tôi. / Cô ấy từng là bạn tốt nhất của tôi).

• It is burning. / They are burning. (Nó đang cháy. / Nhữn thứ đang cháy).

2. Chia động từ khiếm khuyết theo ngôi

Động từ khiếm khuyết (modal verb) không phải là động từ chính, mà chỉ đứng trước động từ chính để bổ trợ ý nghĩa cho động từ chính.

Các động từ khiếm khuyết thường gặp: can/could, may/might, will/would, should, ought to, must.

Cấu trúc câu: S + can/may/will/should/ought to/must + V-inf
Hoặc S + could/might/would/should/must + have + V past participle 

Động từ khiếm khuyết chia như nhau với tất cả các ngôi. Tuy nhiên, với ngôi thứ nhất I/We, bạn có thể dùng shall thay cho will. Chẳng hạn, với câu “Shall we go? – Chúng ta đi nào?”, người Anh sẽ luôn dùng shall, không dùng will.

Các ví dụ khác:

• You should check your tickets before you go. – Các bạn nên kiểm tra vé trước khi đi.

• Ten years ago, I might have found this book interesting. – Cách đây 10 năm, có thể tôi từng thấy cuốn sách này hay. (Trong câu, trợ động từ “might” (quá khứ của “may”) bổ nghĩa cho động từ chính “find” (quá khứ phân từ “found”) để diễn tả một cảm giác trong quá khứ).

3. Chia động từ thường theo ngôi

Ví dụ:

• I/We/They hate this movie. (Tôi/Chúng tôi/Bọn họ ghét bộ phim này).

• You look younger than your age. (Trông bạn trẻ hơn tuổi thật).

• He sounds like a girl. (Giọng anh ta nghe như giọng con gái)

Động từ thì phải với ngôi thứ 3 số ít, bạn thêm “s” vào phía sau động từ nguyên mẫu. Ví dụ: sound -> sounds

Như nếu động từ nguyên mẫu có tận cùng là -o, -s, -z, -ch, -x, -sh, -ss thì bạn thêm đuôi “es”. Ví dụ: touch -> touches

Nếu động từ nguyên mẫu có tận cùng là –y, bạn đổi –y thành –ies. Ví dụ: copy -> copies

Theo quy tắc chia dạng đuôi của từ, việc chia động từ không chỉ theo ngôi mà còn theo thì. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách chia động từ trong tiếng Anh theo các thì quá khứ, hiện tại và tương lai.

Chia động từ theo thì

Chúng ta có tổng cộng 12 thì. Dưới đây là bảng chia động từ trong tiếng Anh theo 12 thì:

THÌ Hiện tại Quá khứ Tương lai
Đơn S + V (s/es) + O
S + am/is/are + O
S + V-ed/P2
S + was/were + O
S + will/shall + V-inf
S + will/shall + be + O
Tiếp diễn S + am/is/are + V-ing S + was/were + V-ing + O S + shall/will + be + V-ing + O
Hoàn thành S + have/has + PP + O S + had + PP + O S + shall/will + have + PP
Hoàn thành tiếp diễn S + have/has + been + V-ing + O S + had been + V-ing + O S + shall/will + have been + V-ing + O

1. Thì hiện tại đơn

Việc chia động từ luôn phải kết hợp với ngôi của chủ ngữ. Như đã nói ở phần “chia động từ theo ngôi”, chúng ta có công thức S + V-inf + O. Trường hợp chủ ngữ ở ngôi thứ 3 số ít thì bạn thêm hậu tố -s hoặc –es sau động từ. Động từ “to be” chia như đã giải thích ở trên.

S + V (s/es) + O
S + am/is/are + O

Ví dụ:

• Selena Gomez loves music. (Selena Gomez yêu âm nhạc).

• She is a famous singer. (Cô ấy là một ca sĩ nổi tiếng).

2. Thì quá khứ đơn

Khi chia động từ ở thì quá khứ đơn, bạn thêm hậu tố -ed vào sau động từ nguyên mẫu. Nếu động từ tận cùng là -e, thì bạn chỉ cần thêm -d. Nếu động từ tận cùng là -y, bạn đổi -y thành -ied.

Đối với động từ bất quy tắc, khi chia ở quá khứ đơn, bạn sử dụng động từ ở cột 2 (past simple).

S + V-ed/P2
S + was/were + O

>>> Tìm hiểu thêm: Phân biệt động từ có quy tắc và bất quy tắc

Ví dụ:

• He drank up the glass of cocktail. (Anh ta uống hết ly cocktail)

• He walked past me as I was invisible. (Anh ta đi ngang qua tôi như thể tôi vô hình).

3. Cách chia động từ trong tiếng Anh theo thì tương lai đơn

Thì tương lai đơn dùng để mô tả một việc chưa xảy ra. Chúng ta dùng thì tương lai đơn khi nói về một hành động hoặc một tình huống sẽ bắt đầu và kết thúc trong tương lai.

S + will/shall + V-inf
S + will/shall + be + O

Ví dụ:

• I will go to Thailand this summer. (Hè này tôi sẽ đi Thái Lan).

• She won’t be home until 10pm. (Phải 10h tôi cô ấy mới về nhà).

4. Thì hiện tại tiếp diễn

Thì hiện tại tiếp diễn dùng để miêu tả một hành động/sự việc đang xảy ra ngay tại thời điểm nó diễn ra và còn tiếp tục trong tương lai. Thì hiện tại tiếp diễn cũng dùng để miêu tả một sự việc sắp xảy ra ở tương lai gần.

Ví dụ:

• I am doing my homework right now. (Giờ tôi đang làm bài tập nhà).

• She is studying to become a lawyer. (Cô ấy học để trở thành luật sư).

Đối với thì hiện tại tiếp diễn, đôi khi bạn có thể thêm “always, constantly” để diễn tả một sự việc khó tin/khó hiểu nhưng cứ lặp đi lặp lại khiến người khác ác cảm.

Ví dụ:

• She is always coming to class late. (Cô ấy luôn đi học muộn).

• He is constantly talking. I wish he would shut up. (Anh ta nói luôn mồm. Tôi chỉ mong anh ta im miệng).

• I don’t like them because they are always complaining. (Tôi không thích vì họ cứ than phiền suốt).

5. Thì quá khứ tiếp diễn

Đối với cách chia động từ trong tiếng Anh theo thì chúng ta biết rằng thì quá khứ tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại một thời điểm trong quá khứ. Thì quá khứ tiếp diễn thường đi với thì quá khứ đơn, để diễn tả một hành động khác xuất hiện.

Ví dụ:

• I was showering when she came home. (Tôi đang tắm thì cô ấy về).

• They were sleeping peacefully until the alarm rang. (Họ ngáy ngon lành đến khi chuông báo thức reo).

Có một số động từ chỉ trạng thái không nên dùng trong thì quá khứ tiếp diễn, chẳng hạn: believe, dislike, hate, involve, know, like, love, need, prefer, realize, seem, understand, want… Đối với những động từ này, bạn nên dùng thì quá khứ đơn.

8. Thì quá khứ hoàn thành

Thì quá khứ hoàn thành dùng để miêu tả một hành động/sự việc đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ. Đôi khi nó dùng để diễn đạt một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ.

Ví dụ:

• He could not make a sandwich because he had forgotten to buy bread. (Anh ấy không thể làm sandwich vì đã quên mua bánh mì).

• My new job was not exactly what I had expected. (Công việc mới không giống như tôi kỳ vọng).

9. Thì tương lai hoàn thành

Thì tương lai hoàn thành dùng để diễn tả một hành động sẽ diễn ra và hoàn tất trước một thời điểm cụ thể trong tương lai, hoặc trước một hành động khác trong tương lai.

Ví dụ:

• I will have been here for six months on June 23rd. (Tính đến ngày 23-6 thì tôi sẽ ở đây được 6 tháng).

Will you have eaten when I pick you up? (Khi mẹ tới thì con đã ăn xong chưa?)

10. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn dùng để miêu tả hành động/sự việc đã bắt đầu trong quá khứ, tiếp tục đến hiện tại và có thể kéo dài đến tương lai.

Ví dụ:

• I have been waiting here for 2 hours. (Tôi đã chờ ở đây suốt 2 tiếng rồi).

• James has been teaching at the university since this September. (James đã đi dạy ở trường đại học từ tháng Chín).

Trong câu thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn cũng thường xuất hiện các trạng từ như for, since, lately, recently…

11. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn dùng để miêu tả một sự việc/hành động diễn ra liên tục trong quá khứ, nhưng kết thúc trước một hành động/sự việc khác trong quá khứ. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn dùng để mô tả trạng thái của các hành động trong quá khứ.

Ví dụ:

• Alex was very tired. He had been running for almost 2 hours. (Alex rất mệt. Cậu ấy đã chạy suốt 2 tiếng).

12. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn dùng để miêu tả một hành động/sự việc sẽ xảy ra kéo dài trong tương lai và kết thúc trước một thời điểm/hành động khác.

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn ít khi được sử dụng vì khái khái, nhưng nếu là người học cách chia động từ trong tiếng Anh chuyên sâu, thì bạn nên tìm hiểu vì nó có thể xuất hiện trong các kỳ thi.

Ví dụ:

• Next month, I shall have been following a diet for three months. (Từ tháng tới, tôi sẽ bắt đầu ăn kiêng trong 3 tháng).

• James will only have been taking care of the dog for a couple of hours when Jill arrives. (James chỉ phải trông con chó 2 tiếng trước khi Jill đến).

Cách chia động từ trong tiếng Anh theo dạng

Các dạng của động từ: Trong tiếng Anh, một động từ thường có 3 dạng:

• Dạng nguyên mẫu không “to”

• Dạng nguyên mẫu có “to”

• Dạng thêm “-ing”

Trong một câu, có thể xuất hiện nhiều hơn một động từ. Nhưng chỉ động từ chính đứng ngay sau chủ từ mới được chia theo thì, các động từ khác theo sau động từ chính sẽ được chia theo dạng. Như vậy, cách chia động từ trong tiếng Anh còn phụ thuộc vào vị trí của động từ.

Chúng ta tạm gọi động từ chính là V1, động từ phụ là V2.

Ví dụ:

• I asked her to read it out loud. (Tôi yêu cầu cô ấy đọc to lên). – Trong câu này, “ask” là V1 nên được chia theo thì (quá khứ đơn). “Read” là V2 nên được chia theo dạng (nguyên mẫu có “to”).

• I saw him stealing the money. (Tôi thấy hắn đang cắp tiền). – Trong câu này, “see” là V1 nên được chia theo thì (quá khứ đơn). “Steal” là V2 nên được chia theo dạng (thêm “-ing”).

See là một động từ tri giác (động từ giác quan), dùng để mô tả trạng thái của con người khi sử dụng các giác quan. Một số động từ tri giác phổ biến là: see, feel, touch, taste, notice, watch, listen, hear, smell… Theo sau động từ tri giác, ta dùng V-ing.

Ví dụ: I heard the boy calling his mum. (Tôi nghe thấy thằng bé gọi mẹ).

Tuy nhiên, nếu V2 chỉ một hành động đã hoàn tất trong quá khứ, bạn có thể chia dạng V-inf.

Ví dụ: I heard the boy call his mum last night. (Tối qua tôi nghe thằng bé gọi mẹ).

Cấu trúc 2: V1 + to V2-inf

Nếu 2 động từ đứng gần nhau mà không có tân ngữ, thì động từ phụ được chia theo dạng nguyên mẫu có “to”.

Ví dụ:

• I want him to say no. (Tôi muốn anh ấy từ chối).

• They promised to come back. (Họ đã hứa sẽ quay lại).

Đối với cách chia dạng động từ trong tiếng Anh, bạn cũng cần chú ý đến một số động từ đặc biệt, theo sau nó luôn là V-ing, bao gồm: be/get used to, look forward to, be accustomed to, confess to…

Ví dụ:

• I am looking forward to hearing from you. (Tôi chờ đợi tin tức từ bạn). – Trong câu này, “look forward to” là V1 nên được chia theo thì (hiện tại tiếp diễn), “hear” là V2 nên được chia theo dạng (V-ing).

• I am accustomed to living on my own. (Tôi đã quen sống một mình). – Trong câu này, “be accustomed to” là V1 nên được chia theo thì (hiện tại tiếp diễn), “live” là V2 nên được chia theo dạng (V-ing).

Trên đây là 3 cách chia động từ trong tiếng Anh, rất phức tạp và khó nhằn. Ở mỗi thì lại có rất nhiều quy tắc kèm theo. Do đó, bài viết trên đây giống như một bài tổng hợp lớn để bạn ôn tập và so sánh các cách dùng thì, chia động từ. Qua bài viết này, bạn sẽ nắm bắt được mẹo chia dạng đúng của từ, không còn lấn cấn giữa các thì trong tiếng Anh. Nào hãy bắt đầu ôn luyện cách làm bài chia dạng đúng của từ nhé.