Một mẹ Việt kể về hành trình cho con vào lớp 1 ở Singapore phải trải qua 4 lần xét tuyển.
Singapore nổi tiếng là đất nước coi trọng giáo dục, từ chính phủ cho đến người dân. “Quốc đảo sư tử” luôn đặt giáo dục lên hàng đầu, là trụ cột trong chính sách của mình. Hằng năm, chính phủ nước này dành đến 20% ngân sách để đầu tư vào việc phát huy tiềm năng con người.
Chị Bùi Thị Hương (30 tuổi – làm việc ngành Nails) đã sinh sống và làm việc tại Singapore được 10 năm nay. Hiện tại, chị Hương có con gái là bé Felicia (7 tuổi) học sinh lớp 1 tại đây – đất nước được đánh giá là có nền giáo dục đứng đầu châu Á. Chị cũng đã có những chia sẻ chân thực từ chính những ngày chị đưa con đến trường học.
Chào chị Hương, bé Felicia con gái chị năm nay học lớp 1, vậy chị có thể chia sẻ về khoảng thời gian chuẩn bị nhập học cho con không?
Ở Singapore trẻ phải 7 tuổi mới bắt đầu vào lớp 1. Thời gian khai giảng năm học mới là vào tháng 1 chứ không phải tháng 9 như ở Việt Nam. Để chuẩn bị cho con vào lớp 1, trước tháng 6 là bắt buộc, mẹ sẽ phải chọn trường cho con trước, đến tháng 6, tháng 7 bắt đầu nộp đơn cho các trường cấp 1 để giữ chỗ.
Chị Bùi Thị Hương và bé Felicia – học sinh lớp 1 tại Singapore.
Và theo quy định thì tất cả các hồ sơ chỉ được gửi một trường mà gia đình muốn mà thôi, nếu gửi hai trường thì hồ sơ đó sẽ bị hủy bỏ. Sau khi nộp hồ sơ thì sẽ phải đợi đến khoảng tháng 9, tháng 10 thì mới có kết quả cuối cùng sau khi đã lộc nhiều đợt. Tháng 11 là bắt đầu nhận lớp.
Lộc học sinh ở đây không phải là theo năng lực, thi cử điểm số hay gì cả, mà được phân theo hạng bậc cụ thể, bao gồm: Hạng 1 xét vào đầu tháng 7 là ưu tiên cho những bé có ba mẹ, anh chị em ruột học ở trường đó, hạng 2 xét vào cuối tháng 7 là dành cho những bé có bố mẹ là công chức cho trường khoảng 1 năm; còn hạng 3 là ưu tiên những bé sống trong phạm vi 1 km…
Bởi vì khi gia đình ở gần trường thì con sẽ được ưu tiên xét tuyển vào trường gần nhất nên nhiều bố mẹ vì muốn con vào học trường tốt thậm chí còn phải mua nhà để ở gần trường luôn. Có gia đình ngay từ khi con mới sinh đã tính toán cho con học trường mầm non nào, sau đó đúng định cho con học mẫu giáo thì lại tiếp tục chọn trường tiểu học cho con rồi.
Các gia đình còn chuyển nhà vì mong muốn con được vào trường tốt, vậy dựa vào đâu mà gia đình có thể biết được đó là trường tốt hay chưa?
Đó là trước đây khi người ta còn phân biệt trường tốt, trường chưa tốt nên một vài bố mẹ vẫn còn giữ quan niệm cũ, còn vào năm gần đây Bộ Giáo dục Singapore muốn làm các trường đều đều nhau, để tránh trường hợp tốt thì quá nhiều học sinh còn trường chưa tốt thì lại không có học sinh.
Không như vậy, ở những trường tốt thì sẽ gây ra áp lực cho cả giáo viên và cả học sinh luôn. Mỗi vào lớp 1 mà các con phải học quá nhiều, quá mệt mỗi, không như những học sinh thường mà còn học thêm ở nhà nữa vì sợ con sẽ không theo kịp với các bạn, dẫn đến con sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, không muốn học; bố mẹ cũng phải thật kiên nhẫn để theo sát, dạy con học, có khi còn thuê thêm gia sư.
Phải qua tới 3 – 4 đợt xét tuyển như trên thì có trường hợp các con không được vào trường đó mà phải gửi hồ sơ qua trường khác không?
Có chứ. Như trường hợp của con mình đây. Mình nộp hồ sơ và vào trường gần nhà, qua 2 đợt xét tuyển thì vẫn không đủ chỉ tiêu cho hạng mục 3 và 4 mà số lượng học sinh còn lại trong phạm vi 1km thì lại nhiều hơn nên phải bốc thêm. Nhà trường, các thầy cô sẽ tiến hành bốc thêm, trường nào thì người đó vào. Nếu như bốc vào thì một bé có anh chị em sinh thì bé còn lại vẫn được vào luôn chứ không thể tách ra.
Trước khi bốc thêm, thầy cô cũng giải thích rõ, nếu bé nào không đủ điều kiện bốc thêm thì nhà trường sẽ giới thiệu qua một số trường còn chỗ trong khu vực để gia đình tìm hiểu và nộp hồ sơ vào đó. Bởi vì ở đây khai giảng là khai giảng hàng loạt, bốc thêm cũng như bốc thêm hàng loạt nên những trường còn chỗ sẽ được ưu tiên vào tháng.
Sau khi nộp hồ sơ xét tuyển vào trường gần nhà nhưng không được, chị Hương được giới thiệu một vài trường khác cho con theo học.
Thế ngày khai giảng có tổ chức lễ gì đặc biệt không?
Khai giảng chủ yếu là nhà trường giới thiệu về trường, phương thức dạy của trường, đặc biệt là dạy phụ huynh kiến thức nên làm gì, chuẩn bị những gì khi có con vào lớp 1. Cụ thể như nên cho con mang gì khi đi học, nên dùng loại bút nào, loại bảng nào mới phù hợp hay chuẩn bị đồ ăn cho con ra sao cho không bị vướng vãi… Bởi vì có nhiều gia đình có con đã tiên và vào lớp 1, chưa biết rõ nên nhà trường hướng dẫn dần.
Vậy tiếp là gia đình sẽ tự chuẩn bị hết các loại đồ dùng học tập cho con hết?
Đúng là gia đình tự mua hết như có một điều thuận lợi là vào ngày khai giảng, bên dưới sẽ có bảng các thùng đồ dùng học tập, trong mỗi thùng gồm sách, vở, bảng trắng, bút d…tương đối đầy đủ, bởi vì thông thường đồ dùng này là do nhà sách đồng theo quy cách của nhà trường.
Nếu như bố mẹ muốn mua thêm gì cho con như mua bút con thích hay những đồ dùng học tập để tư trang thì nên xem xét theo có phù hợp với nhà trường đã nói trước đó hay không. Nếu muốn hỏi gì thêm thì có thể gọi điền hỏi.
Thế là khi bố mẹ có thực mạch gì có thể gọi điền trực tiếp hỏi thêm giáo viên thì sẽ hình dung như thế nào hả?
Có không, khi bố mẹ có thực mạch thì không được gọi trực tiếp cho cô giáo mà phải gọi điền đến nơi văn phòng hoặc trao đổi qua email.
Đặc biệt là mỗi trường sẽ có một cái app, có tất cả các phụ huynh đều tham gia, mỗi bố mẹ thì lại có một tài khoản riêng. Khi con có vấn đề gì mà giáo viên cần trao đổi với phụ huynh thì sẽ nhắn tin riêng cho từng người, hay phụ huynh muốn hỏi thêm về con cái, các vấn đề liên quan cũng sẽ hoạt động dựa trên cái app này. Nó khá thuận tiện và đảm bảo sự riêng tư, mình không thể xem được của ai mà cũng không ai xem được của mình hết.
Tuy ở trường cả ngày nhưng chưa bao giờ chị Hương thấy con gái mệt mỏi, cũng thường khi đón về trường.
Giáo dục Singapore được xếp là hàng đầu châu Á, vậy thì lịch học của các con sẽ căng thẳng thế nào?
Xếp hàng đầu chúng cũng có lý do cả, bao gồm cả lịch học của các con, thường thì là học nguyên ngày. Như với trường hợp bé mình, vì con học bán trú nên bắt đầu 7h30 (tuần đầu tiên sẽ sớm hơn 1 tiếng) con đến trường thì khoảng 13h30 các cô giáo ở bán trú sẽ ra đón về cho các con ăn uống, cho con ngủ 1 chút rồi con sẽ dạy học chương 2 tiếng, sau đó sẽ chơi trò chơi ghí đầy, xong cho con nghỉ ngơi, ăn nhẹ để lấy sức rồi tiếp tục học đến 18h phụ huynh đến đón về.
Vì có sự xen kẽ giữa chơi và học nên mình thấy các con không gặp áp lực nhiều về học tập. Mình thấy con không bao giờ khóc lóc, từ chối đến lớp hay từ chối về nhà mà còn thường xuyên rất vui vẻ thoải mái.
Những ngày đầu vào lớp 1, các con sẽ được học những gì?
Những ngày đầu các con cũng chưa học gì nhiều mà thay vào đó sẽ giúp học sinh làm quen với mọi trường mới, bạn bè mới, thấy cô giáo mới.
Những ngày đầu tiên ở trường, các con sẽ làm quen với việc tự mua thức ăn cho mình.
Trước khi vào lớp 1, nhà trường và gia đình cũng đã tích cực hướng dẫn các con cách tiêu tiền vì khi vào tiểu học các con sẽ phải tự đi mua đồ ăn ở căng tin trong trường. Nên tuần đầu tiên của năm học mới có điều đặc biệt là các con sẽ được các anh/chị lớp 4, lớp 5 dẫn từ cơm vào bếp; giờ giữa sẽ chỉ dành cho con các đi mua đồ ăn. Lý do là vì ở trường, các con sẽ tự trả tiền cho mỗi bữa ăn.
Ví dụ như buổi sáng, ở nhà mẹ cho uống sữa rồi thì con sẽ đến trường ăn sáng, thường là ăn một bát mì khoảng 60 cent, mẹ sẽ cho con khoản tiền này để ăn mì hoặc nhiều hơn một chút để con có thể mua những đồ ăn mình muốn. Sau tuần này thì các con sẽ tự tập.
Vậy còn sau đó, bé được dạy những gì?
Thường thì ở bắt mẫu giáo, con cũng đã được dạy đếm từ 1 – 100 và được dạy một số từ giản. Còn khi vào lớp 1 thì các con sẽ bắt đầu học thêm từ mới, học cách đánh vần, học đếm, học tiếng Anh bắt buộc và học thêm một ngôn ngữ, có thể chọn tiếng mẹ đẻ để học.
Bởi vì ở Singapore là địa sách, có người Mã, người Ấn Độ, người Hoa,… thì gia đình người Mã thì chọn tiếng Mã, người Ấn Độ thì chọn học tiếng Ấn còn như con mình thì mình cho học thêm tiếng Hoa. Đến giờ học tiếng Anh thì các con học chung còn đến giờ học ngoại ngữ thì các con sẽ chia ra theo từng lớp.
Ngay từ nhỏ, học sinh Singapore đã được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ.
Hiện tại trường bé Felicia đang học cảm thấy thế nào, thưa chị?
Sau khi không được xét vào trường gần nhà thì mình cho con học ở trường cách nhà chừng 10 phút đi xe, cũng không quá xa. Đây là một trường bình thường thôi và mình cảm thấy an tâm, thoải mái với điều đó. Mình không cần con phải vào học một trường nào đó thật tốt, chỉ cần học ở những trường bình thường mà con vẫn được dạy dỗ, rèn luyện. Mình cho rằng, thà học trường bình thường mà đúng thứ hạng cao, con sẽ vui vẻ thoải mái hơn là học trường đỉnh mà con luôn cảm thấy áp lực, không theo nổi bạn bè.
Điều làm chị cảm thấy an tâm nhất là gì khi cho con học giáo dục Singapore nói chung, điều gì khiến chị cảm thấy an tâm nhất?
Điều mình cảm thấy an tâm nhất là người ta dạy kiến thức phù hợp để con dễ tiếp thu. Không biết đối với gia đình khác thì như thế nào nhưng với con mình, mình chưa cảm thấy lo lắng gì hay con không làm bài tập được, học không tốt… Ở đây, thấy cô dạy rất có trau dồi, bé nào cũng được dạy như bé nào, không có sự ưu tiên hay phân biệt gì giữa các học sinh. Và ở những ngày lẻ, bố mẹ cũng có tầng quả hay không cũng không sao.
Để về chị Hương, không gây áp lực học hành cho con cũng là không gây áp lực cho chính mẹ.
Còn một điều chỉ thích nửa đó là học bổng trụ ở trường không phải ai cũng có thể vào được mà chỉ dành cho học sinh mang quốc tịch Singapore. Như chị đây, công việc bận rộn mà phải trưa đón con về ăn rồi lại đưa con đến trường và rất khó khăn, nên khi con ở bán trú lại rất tiện.
Không như vậy, khi con ở bán trú thì người ta sẽ cho con học, dạy con làm bài tập ở trường luôn nên thường khi con về nhà sẽ không phải làm nhiều bài tập, có thêm thời gian để nghỉ ngơi.
Trong trường hợp con bị té ngã khi vui chơi với các bạn ở trường thì nhà trường sẽ kiểm tra cho con rồi sau đó gửi đến gia đình, bảo là con bị như thế nhưng không sao để bố mẹ biết, tới về nhà có thể hỏi han con.
Hơn nữa, khi học ở trường các con sẽ được khám bệnh định kỳ, mỗi lần sẽ khám một bộ phận trên cơ thể, thường là khám mắt, khám răng là chủ yếu. Còn một điều bắt buộc đó là khi nhập học, gia đình phải nộp đầy đủ các loại sổ khám bệnh của con từ khi sinh ra đến lúc con nhập học, để trường có thể theo dõi các con đã tiêm đủ các mũi phòng bệnh chưa, nếu chưa phải bổ sung. Đồng thời, nhà trường cũng năm được ưu trí lớp sinh em nào có vấn đề sức khỏe hay không để kịp thời ứng phó.
Rất cảm ơn về những chia sẻ của chị Hương!