Câu chuyện về một người mẹ dũng cảm giúp con gái tìm lại chính mình trong cuộc chiến với bệnh tâm thần.
Cô Cindy Tan, 50 tuổi, sau khi ly hôn đã trở thành một bà mẹ đơn thân. Vì phải đi làm kiếm tiền để nuôi hai đứa con nhỏ, cô không có thời gian để nuôi dạy, chăm sóc các con.
Chính điều ấy đã khiến con gái cô dần mất lòng tin và ghét bỏ mẹ – điều là nỗi đau nhất mà cô Tan phải trải qua. Cô luôn phải đối diện với sự an toàn của con gái từ từng phát ngôn khó hiểu của con gái và trả lời lại chúng.
“Nó giống như chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh vậy,”
cô nói.
Lý do cho điều này là bởi con gái cô, cô Valerie Liu, 30 tuổi, bị tâm thần phân liệt.
Để giúp chữa lành tâm trí và tinh thần đã bị tổn thương của con gái, cô Tan phải tìm cách hàn gắn lại mối quan hệ đã đổ vỡ giữa hai người. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, đôi khi phải xây dựng lại một niềm tin mong manh với đứa con gái đầy tổn thương, bệnh tật, luôn nghi ngờ, hoang tưởng và dễ bị tổn thương bởi mọi thứ xung quanh.
Cô Tan gần như đã bắt đầu lại từ con số không.
“Tôi đã lên kế hoạch tự tử,”
cô thú nhận đầy đau đớn.
“Tôi không biết phải làm gì. Tôi không biết phải làm sao để giúp con gái.”
Tuy nhiên cuộc hành trình giúp con gái dẫn đến phục hồi của cô Tan đã trở thành ngọn hải đăng đầy hy vọng cho những người bị bệnh tâm thần, cũng như sự cố gắng từ cô Liu đã là minh chứng cho thấy bất kỳ bệnh nhân tâm thần nào cũng có thể quay lại cuộc sống.
Tổn thương không chỉ từ tình yêu thương từ cha mẹ
Cô Valerie Liu lớn lên mà không có tình yêu thương của cha mẹ. Sau khi cha mẹ ly hôn sớm, cha cô gần như biến mất khỏi cuộc sống của cô. Còn mẹ cô là một nữ doanh nhân, luôn tự hào sống cho con một cuộc sống giàu sang, sung sướng.
Cô Liu khi còn trẻ và chưa mắc bệnh.
Tuy nhiên để theo đuổi mục tiêu đòi hỏi với việc, mẹ cô không thể toàn tâm toàn ý chăm sóc con, phải gửi cho bà và họ hàng nuôi dạy. Từ khi cô Liu lên 9 tuổi, mẹ cô đã làm việc ở nước ngoài với tư cách là giám đốc công ty, một năm bà chỉ gặp con gái 1-2 lần.
Chính điều này đã khiến cho khoảng cách giữa hai người ngày càng xa dần. Cô Liu, hiện đã 36 tuổi chia sẻ:
“Mẹ không ở bên tôi vì vậy tôi cảm thấy bản thân không được chăm sóc hay yêu thương.”
Định điển của sự xa cách ấy là cả hai thậm chí còn không thể nói chuyện một cách bình thường khi gặp lại nhau.
“
“Khi con cần mẹ nhất thì mẹ ở đâu? Khi con không cần mẹ, con trưởng thành rồi, thì tại sao mẹ lại xuất hiện?”
”
thường khi gặp lại nhau.
“Bất cứ khi nào tôi và mẹ nói chuyện, cả hai chỉ có cãi nhau. Đôi khi tôi lao vào phòng và đóng sập cửa lại. Nếu tôi không thích nghe những gì bà ấy nói, tôi sẽ ra khỏi nhà.”
Cô Tan nhớ lại một sự kiện đặc biệt đã xảy ra giữa hai người. Khi con gái cô được 14, 15 tuổi đã từng quát mắng với cô.
Thời điểm đó khiến cho cô Tan hiểu ra rằng trong lòng con gái cô đã không còn niềm tin yêu với mẹ.
Sự thiếu quan tâm là khởi đầu cho bệnh tâm thần
Cô Liu cho rằng những cảm xúc tiêu cực trong cô cuối cùng đã dẫn đến những dấu hiệu ban đầu của bệnh tâm thần. Năm 2006, khi đang theo học tại trường ở Perth, cô bỗng cảm thấy các triệu chứng bao gồm ảo giác và hoang tưởng.
“Khi đi trên đường, tôi cảm giác mọi người đang theo dõi tôi và liên tục có những giọng nói vang lên trong đầu
,” cô Liu nói.
“Tôi thậm chí còn nghe thấy những tin tức về tôi. Tôi nghĩ tôi còn có thể nói chuyện với người trên tivi và cảm thấy bản thân như có siêu năng lực. Tôi nghĩ mình là một vị thần.”
Cô Liu thường xuyên nghe thấy những giọng nói vang lên trong đầu, là dấu hiệu khởi đầu của tâm thần phân liệt.
Thực tế, không chỉ có duy nhất một nguyên nhân dẫn tới tâm thần phân liệt, Tiến sĩ Charmaine Tang, phó trưởng khoa tâm sàng và tư vấn tại Viện Sức khỏe Tâm thần (IMH) cho biết.
“
“Những trải nghiệm đau thương và căng thẳng không gây ra tâm thần phân liệt nhưng nếu một người có tâm hồn bị tổn thương thì rất dễ mắc bệnh.”
Tiến sĩ Tang cho hay.
”
“Giống như nhiều bệnh khác, nguyên nhân dẫn tới tâm thần phân liệt cũng có nhiều yếu tố bao gồm cả môi trường và di truyền,”
cô giải thích.
Ví dụ sử dụng ma túy bất hợp pháp là một yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến tâm thần phân liệt. Ngoài ra, trong gia đình nếu có người mắc bệnh thì nguy cơ những người còn lại trong cùng gia đình cũng có thể mắc theo.
Cô Liu chính là một trường hợp bị tâm thần phân liệt như vậy. Trong thời gian cô Liu mắc bệnh, cô đã sợ hãi gọi điện cho mẹ nhưng bà chỉ nghĩ rằng con gái quá căng thẳng với việc học tập.
Định điển của căn bệnh là khi một ngày cô đứng trước cửa nhà hàng xóm và cầm dao.
Hơn 2 năm, chứng bệnh của cô Liu ngày càng tồi tệ hơn. Cô nhớ lại đã có lúc tiềm ẩn những hồi múa khi liên tục cảm thấy những người hàng xóm ở tầng trên đang làm phiền cô, cô đã cầm một con dao định giết hàng xóm. Cảnh sát ngay lập tức được gọi đến và chuyển cô vào IMH.
Khi cô Tan nhận được cuộc gọi báo về việc xảy ra với con gái, cô đã run rẩy trong sợ hãi và lập tức bay từ Trung Quốc – nơi cô đang làm việc về nhà. Lúc này mà cô mới biết
“có một điều gì ghê gớm đã xảy ra.”
Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng, tiềm tàng ngày càng nặng dần, có xu hướng trở thành mãn tính. Bệnh biểu hiện bằng những ý nghĩ sai lệch, dị kỷ, không phù hợp với thực tế. Rối loạn tư duy này gọi là hoang tưởng. Bệnh nhân nói năng linh tinh, câu nói vô nghĩa không thích hợp với hoàn cảnh, hay cư xử một cách khác thường, không hòa hợp với cuộc sống của mỗi người xung quanh. |
Bệnh nhân bị tâm thần phân liệt luôn bị xã hội ghẻ lạnh và tránh xa. Tuy nhiên hành trình tìm lại chính mình của cô Tan và con gái Liu bệnh tâm thần đã cho thấy bệnh nhân tâm thần cũng có thể trở lại cuộc sống bình thường khi có sự tin yêu từ gia đình.
Mời quý độc giả đón đọc
Phần 2 của bài “Mẹ ơi, giúp con tìm lại chính mình” – hành trình “hẳn gắn” của mẹ con nữ bệnh nhân tâm thần
sẽ đăng tại vào 19 giờ tối ngày 16/6 trên chuyên mục
Sức khỏe.