Sốt ở trẻ em thường khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và tìm hiểu cách hạ sốt an toàn.
Sốt ở trẻ em là tình trạng phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Đôi khi sốt cũng có thể xảy ra do tác động của môi trường bên ngoài như thời tiết oi bức, bé mặc đồ quá ấm… Nắm rõ các kiến thức về sốt sẽ giúp bố mẹ biết cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả hơn.
Nhiệt độ cơ thể của trẻ dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C. Thân nhiệt của bé buổi chiều và buổi tối sẽ cao hơn buổi sáng.
Bé sốt khi nhiệt độ ở mức cao hơn 37 độ C. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ nhi khoa, nhiệt độ cơ thể được gọi là sốt khi:
– Nhiệt độ đo được ở hậu môn cao hơn 38 độ C.
– Nhiệt độ đo được ở miệng cao hơn 37,8 độ C.
– Nhiệt độ đo được ở nách cao hơn 37 độ C.
– Nhiệt độ đo được ở tai cao hơn 38 độ C.
Sốt không phải là một bệnh mà là dấu hiệu của một loại bệnh nào đó. Thông thường sốt xảy ra là do bé bị nhiễm vi trùng như viêm mũi họng, viêm amidan, cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra sốt cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, sốt xuất huyết, sốt rét… Khi này bé thường sốt cao, mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh hoặc thậm chí li bì hay hôn mê. Trong những trường hợp này, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được khám chữa kịp thời.
Khi mẹ thấy nhiệt độ cơ thể của bé tăng cao thì nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé. Sau khi xác định bé bị sốt, thì mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây sốt để tìm cách hạ sốt cho trẻ thích hợp.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị sốt. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
– Sốt do nhiễm siêu vi: Siêu vi là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị sốt. Các loại sốt siêu vi phổ biến bao gồm sốt xuất huyết, sốt do virus cúm, sốt do virus Rubella, sốt do virus Zika, sốt do bệnh tay – chân – miệng, sốt do virus thủy đậu.
– Sốt do nhiễm vi trùng: Nhiễm vi trùng là nguyên nhân phổ biến thứ hai khiến bé bị sốt. Các bệnh thường gặp là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản. Sốt cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn như bệnh kiết lỵ, bệnh thương hàn, bệnh tả… hoặc những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như viêm màng não mủ, nhiễm trùng máu, viêm màng não não mủ do vi khuẩn Hib…
– Sốt do mặc nhiều quần áo: Do trẻ nhỏ chưa điều hòa thân nhiệt tốt nên mặc quá nhiều quần áo cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao.
– Sốt do mốc răng: Mốc răng cũng là một trong các nguyên nhân khiến bé bị sốt. Thông thường sốt do mốc răng thường nhẹ và không kéo dài.
Bé bị sốt thường có một trong các dấu hiệu sau đây:
– Nhiệt độ cơ thể cao hơn so với bình thường.
– Bé cảm thấy nóng hoặc lạnh hơn mọi người.
Khi bị sốt bé thường mệt mỏi, chân tay lạnh. (Ảnh minh họa)
– Bé chân tay lạnh.
– Bé mệt mỏi.
– Bé bị đau nhức cơ thể.
– Bé đau đầu.
– Bé ngủ nhiều hoặc khó ngủ.
Chườm ấm cho bé là một trong những cách hữu quả giúp hạ sốt. Mẹ chuẩn bị một chậu nước ấm và 5 chiếc khăn sạch mềm. Sau đó nhúng khăn vào nước ấm, vắt nhẹ và kẹp hai chiếc khăn vào nách bé, hai chiếc khác vào bẹn. Chiếc còn lại mẹ lau khô người, mặc quần áo cho bé. Chú ý là cần thay khăn đều đặn, không để khăn lạnh. Mẹ chườm cho bé khoảng 10 đến 15 phút sau đó lau khô người, mặc quần áo cho bé.
Dấu bạc hạ có tác dụng hiệu quả trong việc hạ sốt và giúp giảm mệt mỏi khi bị sốt. Mẹ có thể thêm dấu bạc vào nước ấm để chườm cho bé hoặc dùng tinh dầu bạc hà massage cho bé. Mẹ thoa dầu vào trán, ngực, hai bàn tay và lòng bàn chân bé. Sau đó mẹ xoa nhẹ nhàng.
Khi bé bị sốt, mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi. Mẹ cần giữ ấm vùng tay, lưng, bụng và chân. Lưu ý không nên mặc quần áo quá nóng vì sẽ khiến thân nhiệt của bé tăng cao.
Khi bé bị sốt cao trên 38,5 độ thì mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt. (Ảnh minh họa)
Khi bé bị sốt cao trên 38,5 độ thì mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo kê đơn của bác sĩ. Khi cho bé uống thuốc mẹ cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt cho bé dưới 3 tháng tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ.
Điều quan trọng nhất khi bé bị sốt là cần đảm bảo bé uống đủ nước để bé không bị mất nước. Mẹ nên khuyến khích bé uống nước lọc, nước hoa quả, trái cây, nước rau, sữa…Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé uống bù oresol nếu cần.
Khi bé bị sốt, vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Lúc này mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé để bé có sức đề kháng tốt hơn.
Sốt khiển cho hoạt động giảm sút của bé bị suy giảm, bé mất cảm giác ngon miệng khi ăn nên mẹ cần cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ ăn như cháo, súp… Tuy nhiên, bé vẫn cần được cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất, và protein để tăng cường sức đề kháng. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo bé có đủ năng lượng cần thiết.
Sốt thường diễn biến rất khó lường vì vậy mẹ cần theo dõi tình trạng của bé thường xuyên. Mẹ cần đưa bé đi bác sĩ khi bé có các dấu hiệu sau đây:
– Bé dưới 2 tháng tuổi sốt trên 38 độ C hoặc bé ngưng li bì, mệt mỏi.
– Bé nôn nhiều hoặc co giật.
– Bé bứt rứt, không ăn uống được bất cứ thứ gì.
– Bé có dấu hiệu xuất huyết.
– Thở nhanh, khó thở, hoặc bé có dấu hiệu cứng cổ hoặc bé có dấu hiệu sốt cao.
Một trong những sai lầm phổ biến của nhiều ông bố, bà mẹ là sốt tay lên trán bé thấy nóng là kết luận bé bị sốt. Để xác định bé bị sốt chính xác nhất thì mẹ cần dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể cho bé. Bé chỉ được gọi là sốt khi nhiệt kế có các chỉ số: Nhiệt độ trong hậu môn cao hơn 38 độ C, nhiệt độ ở miệng cao hơn 37,8 độ C, nhiệt độ ở nách cao hơn 37,2 độ C.
Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo không hạ nhiệt bằng cách đắp khăn lạnh, chườm đá, hay tắm lạnh cho bé. Bởi vì các phương pháp này có thể khiến bé bị lạnh, suy hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Rất nhiều mẹ khi thấy con bị sốt thì tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho bé mà không có kê đơn của bác sĩ. Điều này hết sức nguy hiểm vì dùng thuốc hạ sốt sai cách không những không giúp bé khỏi bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm đến tình mạng của bé. Vì vậy khi bé bị sốt, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ rồi mới dùng thuốc cho bé. Khi cho bé uống thuốc mẹ cần tuân thủ đúng thời gian, liều lượng sử dụng. Mẹ tuyệt đối không kết hợp hai loại thuốc hạ sốt khác nhau, cũng như thêm hoặc bớt liều lượng vì rất nguy hiểm.
Sốt cao, sốt kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như việc học tập, vui chơi của bé. Vì vậy để phòng tránh sốt cho con, bố mẹ nên thực hiện những điều sau đây:
–
Tăng cường sức đề kháng cho bé:
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng là chìa khóa quan trọng giúp bé luôn khỏe mạnh. Ngoài ra bố mẹ cần khuyến khích bé chăm chỉ rèn luyện thể thao.
– Vệ sinh sạch sẽ:
Hướng dẫn trẻ em tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày và luôn luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người đang bị bệnh.
–
Tiêm phòng đầy đủ:
Tất cả trẻ em cần phải được tiêm phòng theo đúng lịch của cơ sở y tế.