Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về bệnh ung thư cổ tử cung, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả.
Ung thư cổ tử cung có thể chữa được nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn 1. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn cần có thói quen khám phụ khoa định kỳ, bởi khi đó các dấu hiệu của căn bệnh này chưa hề rõ ràng.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm bởi khả năng phát triển “thầm lặng”, ít ngờ tới để điều trị sớm.
Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. Đây là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong nhiều nhất thế giới.
Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do các tế bào ở khu vực cổ tử cung phát triển một cách nhanh chóng, hình thành nên khối u ở cổ tử cung.
Vào giai đoạn đầu của ung thư, bệnh nhân khó lòng phát hiện ra những triệu chứng của bệnh. Những trường hợp phát hiện và điều trị sớm đa phần là do người bệnh thường xuyên khám phụ khoa định kỳ.
Những triệu chứng thường gặp nhất là:
– Chảy máu bất thường ở âm đạo: Dấu hiệu này thường xảy ra khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, khi khối u ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực sinh sản. Chảy máu âm đạo diễn ra giữa các kỳ kinh nguyệt, trước hoặc sau khi quan hệ tình dục, trong hoặc sau khi đi vệ sinh, chảy máu khi đã mãn kinh hoặc kỳ kinh nguyệt bị kéo dài quá mức bình thường.
– Đau bụng dưới hoặc khu vực chậu: Khối u lúc này bắt đầu bành trướng và chèn ép lên các dây thần kinh, khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu.
– Đau khi âm đạo bị thâm nhập: Thực sự âm đạo hoặc quan hệ tình dục sẽ tác động đến khối u, làm tình trạng đau đớn gia tăng.
– Dịch âm đạo tiết bất thường: Khi có màu lạ, mùi hôi hoặc kèm máu là một trong những biểu hiện của ung thư ở cổ tử cung.
Giai đoạn này còn có tên gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Khi đó các tế bào ung thư chưa phát triển mạnh đến mức xâm nhập sâu vào bên trong các mô, mà chúng chỉ xuất hiện ở bề mặt.
Giai đoạn 1 được chia ra nhiều giai đoạn nhỏ khác như: IA, IA1, IA2, IB, IB1 và IB2. Mỗi giai đoạn thể hiện quá trình phát triển kích thước và khả năng xâm nhập của tế bào ung thư, từ khi phải nhìn qua kính hiển vi cho đến khi tế bào đạt mức 4cm bề rộng.
Giai đoạn 2 cũng được chia thành 2 phần là giai đoạn IIA và IIB, thể hiện mức độ “phủ sóng” của tế bào ung thư. Khi đạt đến giai đoạn IIB có nghĩa là các tế bào ung thư đã chạm đến mô ở dây chằng.
Giai đoạn IIIA và IIIB cho thấy phạm vi ảnh hưởng của ung thư ở cổ tử cung đến khu vực dưới âm đạo như vùng chậu hay bàng quang.
Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, khi ung thư bắt đầu di căn, thường không còn khả năng chữa trị. Các cơ quan khác trong cơ thể sẽ bị tổn thương nặng nề.
Phương pháp PAP thường được dùng để chẩn đoán ung thư cổ tử cung, sau đó là định sinh thiết nếu phát hiện điều bất thường.
Soi cổ tử cung, sinh thiết khoét chóp, chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), X-quang, chụp cắt lớp phỏng xạ (PET), … cũng là những biện pháp thường được sử dụng nhất để xét nghiệm ung thư.
Tùy vào từng giai đoạn ung thư mà bác sĩ sẽ tiến hành việc phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Ba phương pháp điều trị chính được áp dụng là:
– Phẫu thuật: cắt bỏ cổ tử cung, cắt bỏ tử cung, đoạn chậu, …
– Xạ trị
– Hóa trị
Ung thư cổ tử cung có thể chữa được nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn 1. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn cần có thói quen khám phụ khoa định kỳ, bởi khi đó các dấu hiệu của căn bệnh này chưa hề rõ ràng.
Đây có thể là thực mạo lẫn nhất của những bệnh nhân mang trên mình căn bệnh ung thư quái ác. Khả năng sống trên 5 năm của từng giai đoạn bệnh nếu được điều trị kịp thời là:
– 100% ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn 1
– 60% ở giai đoạn 2
– 30 – 35% ở giai đoạn 3
– 15% ở giai đoạn 4
– Không quan hệ tình dục khi còn quá sớm.
– Tiêm phòng bệnh HPV trong độ tuổi 9 – 26 để đạt kết quả tốt nhất.
– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, các chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.
– Giảm tình trạng stress, tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ và đi ngủ đúng giờ. Vệ sinh cơ thể và không gian sống sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu.