Thủy đậu là một căn bệnh có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Thủy đậu là một chứng bệnh mà biểu hiện đặc trưng là các nốt mụn đỏ, ngứa rát thường xuyên xuất hiện kèm theo virus. Bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 12 tuổi. Nguyên nhân chính gây ra bệnh thủy đậu là một loại virus có tên Varicella-zoster, đây chính là lý do khiến trẻ em dễ mắc bệnh nhất.
Do đặc thù triệu chứng của căn bệnh này, vậy nên người bệnh phải kiêng cữ khá khắt khe. Một số lưu ý cần tránh khi mắc bệnh thủy đậu là:
– Không tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng;
– Không mặc quần áo bó sát;
– Tránh gió trực tiếp;
– Không làm vỡ các nốt mụn;
– Kiêng các loại hoa quả có tính axit;
– Kiêng trà và cà phê;
– Kiêng sữa và các chế phẩm từ sữa;
– Kiêng thực phẩm có vị tanh;
– Kiêng đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng.
Phát ban như những nốt mụn ngứa rát là triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh thủy đậu. Bạn sẽ bị nhiễm và phát bệnh trong khoảng 7 – 21 ngày trước khi những nốt phát ban và các triệu chứng khác xuất hiện. Bạn cũng có thể lây bệnh cho người khác trong vòng 48 giờ trước khi phát ban.
Những triệu chứng khác có thể xuất hiện vào ngày đầu kể từ khi mắc bệnh là:
– Sốt;
– Đau đầu;
– Ăn không ngon.
1 – 2 ngày sau khi tình trạng này xảy ra, phát ban mới bắt đầu xuất hiện. Triệu chứng nổi bật – phát ban – sẽ trải qua 3 giai đoạn trước khi bạn khỏi hoàn toàn, đó là:
– Xuất hiện những vết mụn đỏ hoặc hồng kèm cơn ngứa;
– Các vết mụn trở thành mụn nước, chứa đầy chất lỏng;
– Các vết mụn này đông lại, trở nên giòn và lành lại.
Không phải tất cả các mụn nước này sẽ xuất hiện trong cùng một giai đoạn hoặc cùng một lúc. Các vết mụn mới liên tục phát triển và xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh.
Những nốt mụn này sẽ rất ngứa, nhất là ngay trước khi nó đóng vảy. Bạn vẫn có khả năng lây lan bệnh cho đến khi những vết thương hở cùng đóng vảy hoàn toàn. Thường mất tới 7 – 14 ngày để biến mất hoàn toàn.
Tuy thủy đậu là một căn bệnh lành tính, nhưng một khi chúng phát triển mạnh mẽ và xuất hiện những biến chứng thì hậu quả sẽ vô cùng khó lường.
– Các bệnh ngoài da: Zona thần kinh, nhiễm trùng da,…
– Các bệnh về nội tạng: Viêm não, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thận cấp, …
Đặc biệt, khi phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu, biến chứng của nó còn nguy hiểm hơn nữa vì không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ mà còn khiến thai nhi bị tổn thương.
– Đối với mẹ: Tăng khả năng sảy thai, viêm phổi, …
– Đối với con: Thủy đậu bẩm sinh, đậu nhán, cong tay chân, sẹo bẩm sinh, viêm phổi, viêm đường hô hấp, thậm chí là bại não.
Trước khi “chống”, bạn cần phải “phòng” đã. Tiêm chủng ngừa thủy đậu có tác dụng lên đến 98% nếu người tiêm được tiêm đủ 2 liều theo khuyến cáo. 2 liều vắc xin xin được tiêm vào những giai đoạn khác nhau:
– Liều thứ nhất: Từ 12 – 15 tháng tuổi.
– Liều thứ hai: Từ 4 – 6 tuổi.
Những trẻ có đủ tuổi lớn hơn hoặc người lớn chưa được tiêm phòng có thể được tiêm bổ sung.
Những người chưa được chủng ngừa có thể có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao hơn như:
– Có tiếp xúc với người bệnh;
– Dưới 12 tuổi;
– Là người lớn sống chung với trẻ em;
– Làm việc tại trường học hoặc môi trường có nhiều trẻ em;
– Đều miễn dịch bị tổn thương do bệnh tật hoặc thuốc men.
Đấy chắc hẳn là thực trạng mà nhiều người khi mắc căn bệnh cần kiêng khem khắt khe như thế này. Câu trả lời là “Có”, tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý khi vệ sinh các thể như:
– Không tắm bẩn bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh;
– Nên tắm bằng nước ấm;
– Không nên tắm bằng những loại nước được nấu bằng các loại lá, thảo mộc không rõ nguồn gốc hoặc không được vệ sinh kỹ vì có thể tăng khả năng nhiễm trùng;
– Khi tắm không cọ xát da quá mạnh, tránh làm da bị tổn thương hoặc các nốt mụn bị vỡ;
– Tắm ở nơi kín gió;
– Nên lau người là tốt nhất, thay vì tắm.
Rất ít trường hợp mắc căn bệnh này nhiều lần. Sau khi khỏi bệnh, hầu hết mọi người sẽ miễn nhiễm với loại siêu vi khuẩn này vì VZV thường không hoạt động trong cơ thể người khỏe mạnh. Trong những trường hợp hiếm hoi, nó có thể tái xuất hiện như những bệnh khác như zona thần kinh.