Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa, từ đó nâng cao khả năng điều trị.
Theo chuyên gia y tế, để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa, cần kiểm tra định kỳ, giúp nhận diện bệnh khi chưa có dấu hiệu rõ ràng.
Ung thư đường tiêu hóa là loại ung thư phổ biến hàng đầu, là một trong bốn loại ung thư gây tử vong nhiều nhất. Tuy nhiên, ung thư đường tiêu hóa có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp chính xác, kịp thời.
Một số bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp phải gồm: Ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản.
Đối với ung thư dạ dày, về các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này, Ths.BS Phí Thị Quang, bệnh viện Đa khoa Medlatec chỉ ra đó là: Chế độ ăn nhiều thịt mỡ, đồ ăn nhiễm hóa chất gây ung thư (benzopyren, nitrosamin, chế độ ăn ít chất xơ, vitamin A, B, C, E…); trong gia đình có người từng bị ung thư dạ dày; sự hiện diện polyp trong ruột già, đặc biệt khi kích thước > 2cm; viêm dạ dày chảy máu và bệnh Crohn.
“Khi có dấu hiệu nghi ngờ, chúng ta nên đi kiểm tra bằng các xét nghiệm: Tìm máu ẩn trong phân-đây là xét nghiệm bước đầu có giá trị trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa; xét nghiệm đặc hiệu CEA (chất được tế bào ung thư sản xuất), chất này có thể tăng cao ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Việc xét nghiệm có ý nghĩa theo dõi bệnh nhân đang điều trị và sau điều trị ung thư dạ dày”
, BS. Quang nói.
Nội soi dạ dày có thể giúp phát hiện sớm ung thư.
Các xét nghiệm khác hỗ trợ phân chia giai đoạn ung thư: chụp X-quang quanh phổi, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) bụng.
Việc nội soi đại tràng cũng giúp dễ dàng phát hiện khối polyp với kích thước nhỏ và tồn tại khác; khi nội soi đại tràng phát hiện tồn tại tiền ung thư hoặc nghi ngờ ung thư bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết hoặc cắt bỏ các tồn tại này.
Đối với ung thư dạ dày, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một tác nhân gây viêm và loét dạ dày, có thể là một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày; ung thư dạ dày cũng có thể gặp ở người trải qua phẫu thuật dạ dày hoặc thiểu mạch ác tính, đặc biệt đối với một số hội chứng di truyền như FAP, Lynch…; môi trường ô nhiễm, khói bụi, có tiền sử hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều mỡ, thực phẩm hun khói… cũng làm tăng tỉ lệ mắc ung thư.
Những triệu chứng ung thư dạ dày: Đầy bụng kèm khó tiêu hoặc ợ nóng; đau thượng vị ở nhiều mức độ khác nhau; nôn và buồn nôn; nuốt nghẹn sau khi ăn; chướng bụng; chán ăn; mệt mỏi và yếu sức; gây sụt nhiều.
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày bằng tìm chất chỉ định u trong máu: CA 72-4, CEA…; hoặc qua nội soi dạ dày-thực quản nếu có bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô qua ống nội soi dạ dày và tiến hành sinh thiết.
Ung thư thực quản gấp ở người trên 55 tuổi. Nam giới dễ bị ung thư thực quản gấp 4 lần nữ giới. Triệu chứng thường gặp nhất là khó nuốt tăng dần, thực quản nghẹn ở cổ và cảm giác nóng rát khi nuốt thức ăn. Một số triệu chứng khác như khó tiêu, nóng rát thực quản, nôn ói, nghẹn thực phẩm…
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trên, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm nhằm phát hiện nguy cơ ung thư thực quản như: Nội soi thực quản và sẽ bấm sinh thiết ở bất cứ vùng nào bị tồn tại; chất chỉ định tìm u trong máu: CEA, SCC.
Để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa, xét nghiệm chất chỉ định ung thư sớm rất có giá trị, nhằm hỗ trợ người dân trong việc khám sáng lọc, phát hiện sớm các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa.
“Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa là kiểm tra định kỳ, giúp phát hiện sớm bệnh khi chưa có dấu hiệu rõ ràng để góp phần nâng cao chất lượng sống và giảm chi phí điều trị của người bệnh”
, BS. Quang nhấn mạnh.