Nhận biết trước các dấu hiệu sinh non sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ.
Nhận biết trước các dấu hiệu sinh non sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ.
9 tháng mang thai là một chặng đường đầy gian nan, vật vã đối với mỗi người mẹ. Bất cứ sự thay đổi nhỏ nhất của thai nhi cũng khiến các mẹ lo lắng mất ăn mất ngủ. Trong rất nhiều mối lo của mẹ bầu, sinh non trước khi thai nhi tròn 37 tuần là điều khiến chị em sợ hãi vì cảm giác bản thân đã cống hiến rất nhiều nhưng vẫn chưa được vuông tròn. Do đó, nắm rõ những dấu hiệu sinh non giúp mẹ bầu phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra hoặc kịp thời xử trí nếu sự cố phát sinh.
1. Mẹ bầu sinh non vì đâu?
Nếu mẹ bầu sinh con trước tuần thai 37 sẽ được gọi là sinh non. Các em bé sơ sinh sinh non thường nhẹ cân và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn trẻ sinh đủ ngày đủ tháng do các cơ quan, bộ phận của cơ thể chưa phát triển hoàn thiện.
Có đến một nửa số ca sinh non không xác định được nguyên nhân nhưng với số còn lại người ta chia làm 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới mẹ bầu sinh non
– Do mẹ:
+ Mẹ có bệnh lý: Những bà mẹ mang thai đang mắc các bệnh như viêm gan, viêm thận, bệnh tim, tiểu đường, cường giáp, thiếu máu nặng… có nguy cơ sinh non rất cao.
+ Stress trong thai kỳ: Mẹ bầu thường xuyên lo lắng, căng thẳng, hoặc tức giận khiến tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hormone gây stress kích thích hệ thần kinh dẫn tới sinh non.
Mẹ bầu có thói sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu có khả năng gặp dấu hiệu sinh non trong thai kỳ cao hơn. (Ảnh minh họa)
+ Dị tật ở tử cung: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới sinh non. Những chị em đã từng có tiền sử tử cung bất thường, hẹp eo tử cung, cổ tử cung ngắn… rất dễ sinh non.
+ Tiền sử sinh non: Những bà mẹ đã từng sinh non ở lần mang thai trước có 25 – 50% nguy cơ sinh non ở lần mang thai tiếp theo.
– Do thai nhi:
+ Mang bầu đa thai: Đa số các trường hợp mang bầu 2 thai trở lên đều sinh non.
+ Vỡ ối non: Là tình trạng bà bầu vỡ ối trước khi có dấu hiệu chuyển dạ. Hiện tượng này gây hậu quả nghiêm trọng như nhiễm khuẩn, đe dọa thai non tháng và thiếu oxy nặng nề.
+ Nhau tiền đạo, nhau bong non: Hiện tượng này khiến thai phụ bị xuất huyết trước khi sinh.
+ Viêm màng ối do nhiễm trùng.
+ Thiếu dinh dưỡng nhau: Nhau thai không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi dẫn đến sinh non.
+ Thai nhi có khuyết tật hoặc dị dạng
– Các yếu tố khác:
Ngoài 2 nguyên nhân chính ở trên, một số nguyên nhân cũng dẫn tới sinh non như bà bầu phải làm việc trong môi trường độc hại, áp lực công việc căng thẳng; mang thai trong độ tuổi quá trẻ hoặc quá già; thường xuyên giao hợp; không được chăm sóc đầy đủ trong thai kỳ…
2. Dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần biết
Nếu thai kỳ của bạn chưa qua tuần 37 mà có những dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu cần nhanh chóng vào viện để thăm khám:
– Đau đầu, buồn nôn: Trong tuần từ 20-36, bà bầu có dấu hiệu buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy kéo dài cần nhập viện càng sớm càng tốt vì đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang trong tình trạng sức khỏe xấu.
– Bụng tụt: Bụng bầu tụt thấp xuống do thai nhi quay đầu và đi về phía cổ sinh làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu của mẹ bầu.
– Đau lưng: Chị em sẽ có cảm giác đau quanh phần lưng dưới. Cơn đau càng lúc càng tăng.
– Xuất huyết âm đạo: Máu có thể ra chất lỏng, không rối rắm, màu hồng họng hoặc vết máu đậm.
– Cơn đau chuyển dạ: Các cơn co thắt tử cung xuất hiện đều đặn, mỗi 5 – 10 phút lặp lại 1 lần, mỗi cơn kéo dài 30-60 giây. Mức độ đau càng lúc càng tăng.
– Vỡ ối: Một số chị em có thể bị rỉ ối mà không hay biết. Điều này rất nguy hiểm khiến thai nhi thiếu oxy. Một số khác có thể vỡ ối – nước chảy ao từ âm đạo xuống một cách không kiểm soát.
Khi có các dấu hiệu sinh non nêu trên, thai phụ cần nhanh chóng nhập viện để được xử lý kịp thời, tránh những tai biến nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
3. Rủi ro trẻ sinh gập phải khi sinh non
Nhiều trẻ sinh non có thể gặp phải một số rủi ro nhất định ngay sau sinh hoặc diễn ra trong những năm đầu phát triển như:
– Trẻ bị rối loạn thân nhiệt, ngạt thở và trong giai đoạn sau sinh
– Suy hô hấp: Rất nhiều trẻ sinh non thường mắc các bệnh về phổi do cơ thể thiếu chất Surfactant giúp giữ phế quản không bị xẹp khi thở ra.
– Vàng da: Phần lớn trẻ sinh non có cân nặng <1,5 kg mắc bệnh vàng da do gan chưa phát triển đủ để thực hiện chức năng chuyển hóa.
Các bé sinh non thường gặp nhiều vấn đề về hệ hô hấp. (Ảnh minh họa)
– Nhiễm trùng: Do sức đề kháng của trẻ sinh non rất kém nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu.
– Bệnh lý thần kinh: Những trẻ này thường chậm phát triển trí tuệ cũng như tăng trưởng thể chất.
Những nguy cơ gặp phải này rất nguy hiểm đối với tình mạng của trẻ sinh, do vậy mẹ bầu cần hết sức thận trọng chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt để tránh biến chứng sản khoa.