Một bài viết nói về những lo lắng của mẹ bầu khi nuôi con bằng sữa mẹ trong thời kỳ mang thai và sự cần thiết của việc cho con bú.
Có khá nhiều thông tin trái chiều về việc cho con bú khi mang thai khiến các mẹ lo lắng, không biết nên giải quyết như thế nào để “con trong, con ngoài” đều được khỏe mạnh, an toàn.
Có nhiều chị em mang bầu bé tiếp theo khi bé lớn vẫn trong giai đoạn bú mẹ. Điều này khiến các mẹ bận khoăn không biết có nên cho con bú khi mang thai không? Hay cho con lớn bú thì thai nhi trong bụng có bị ảnh hưởng gì không? Rồi sữa mẹ trong thời kỳ mang thai, bé lớn bú thì có bị đi ngoài hại sức khỏe không? Biết bao câu hỏi dồn dập khiến chị em trăn trở.
Việc có nên cho con bú khi mang thai không thể khẳng định một cách chắc chắn là có hay không, mà nó còn tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, tâm lý của em bé đang bú mẹ. Nhiều bà mẹ cho con bú khi mang thai được một thời gian ngắn nhưng không thể chịu đựng vì quá mệt mỏi cần tạm dừng. Hoặc cũng có những em bé đang bú mẹ bình thường nhưng khi mẹ mang thai lại tự cai sữa. Mỗi bà mẹ và em bé lại có cách giải quyết khác nhau, không ai giống nhau. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi chỉ phân tích những ưu điểm và hạn chế khi bạn cho con bú khi mang thai. Việc quyết định nên như thế nào là do bản thân bạn cần nhắc.
Đang nuôi con bú nhưng nhiều chị em lại tiếp tục mang thai khiến chị em lo lắng không biết xử trí ra sao. (Ảnh minh họa)
Nhiều chị em cho rằng, khi cho bé bú từ cung sẽ xuất hiện các cơn co bóp gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Nhưng thực tế, điều này không nghiêm trọng như bạn nghĩ. Khi bé bú mẹ, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một lượng nhỏ hormone oxytocin gây kích thích tử cung nhưng mức độ cũng rất ít và không gây hại cho em bé đang bú mẹ.
Như vậy, nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh, không có bất cứ khuyến cáo nào của bác sĩ sản khoa thì việc cho con bú khi mang thai hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong các trường hợp sau đây, thì nên cho bé đang bú mẹ chuyển sang sử dụng sữa công thức hoặc ăn dặm:
+ Mang bầu đa thai;
+ Có nguy cơ gặp tai biến sản khoa;
+ Được khuyến cáo hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai;
+ Có dấu hiệu xuất huyết âm đạo.
Nhiều em bé khó lòng từ bỏ sữa mẹ dù mẹ đang mang thai. (Ảnh minh họa)
Nếu bé lớn đang bú mẹ thì từ 6 tháng tuổi trở lên thường là bé đã đến tuổi ăn dặm thì việc cai sữa mẹ và bước vào thời kỳ ăn dặm sẽ dễ dàng hơn so với các bé dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính chất lý thuyết vì các mẹ cần xem xét đến yếu tố tâm lý, sự sẵn sàng của bé. Một số bé vẫn cần sữa mẹ để cung cấp nguồn dinh dưỡng phát triển thể chất, nhưng một số bé bú mẹ để tìm cảm giác dễ chịu trong khi bé có thể dùng sữa công thức. Hoặc cũng có những bé cảm thấy khó chịu khi bú sữa của mẹ đang mang bầu vì vị sữa thay đổi dẫn đến bé tự cai sữa.
Bạn cần tự mình trả lời những câu hỏi: khi mang thai có thể bạn sẽ mất mát một cái gì đó như thế nào? Việc cho con bú với bạn có phải là một trải nghiệm không? Hoặc lúc này bạn đang sẵn sàng cho việc cai sữa cho con chưa? Khi mang thai, mọi quan hệ giữa bạn và bé lớn có gì thay đổi không? Những vấn đề này mang tính chất cá nhân và nếu bạn không gặp bất cứ khó khăn, trở ngại nào trong quá trình mang thai thì bạn hoàn toàn có thể cho con bú. Và lúc này điều bạn cần làm đó là chăm sóc dinh dưỡng của một bà mẹ vừa nuôi “con trong, con ngoài”.
Nếu sức khỏe của mẹ bầu hoàn toàn ổn định bạn vẫn có thể tiếp tục cho con bú mà không gây ảnh hưởng đến bé lớn và thai nhi. (Ảnh minh họa)
Trong 3 tháng đầu mang thai, lượng calorie mẹ bầu cần là 500 calorie/ngày nếu bé lớn ngoài bú mẹ còn ăn dặm hoặc uống sữa công thức. Hoặc 650 calorie/ngày nếu bé dưới 6 tháng tuổi và bú mẹ hoàn toàn. 3 tháng giữa thai kỳ thai phụ cần bổ sung 850 calorie và 1000 calorie trong 3 tháng cuối.
Cho con bú khi mang thai đôi khi nguy hiểm đối với sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn đã sẵn sàng và vượt qua những trở ngại thì không điều gì là không thể.