Khám phá câu mệnh lệnh trong tiếng Anh, giúp bạn truyền đạt yêu cầu một cách tự tin và rõ ràng hơn.

Câu cầu khiến là gì?

1. Định nghĩa câu cầu khiến tiếng Anh

Câu cầu khiến (imperative sentence) hay còn gọi là câu mệnh lệnh. Theo từ điển Oxford, câu này được định nghĩa là câu “điều kiện đặt một mệnh lệnh”. Trong từ điển Cambridge, câu mệnh lệnh là câu “đưa ra mệnh lệnh hoặc yêu cầu làm điều gì đó”.

Định nghĩa như vậy thể hiện rõ ràng nhất về mục đích của câu cầu khiến tiếng Anh là nhằm truyền đạt một hành động cần được thực hiện. Hình thức truyền đạt là đưa ra các mệnh lệnh (commands), đề nghị (suggestions), yêu cầu (requests), cho phép, cấm đoán hoặc bất kỳ hình thức thuyết phục nào đó để dắt người khác làm một việc mà bạn mong muốn.

2. Ví dụ về câu cầu khiến

• Pass the salt. (Cho muối vào.)

• Move out of my way! (Tránh đường cho tôi!)

• Shut the front door. (Đóng cửa trước lại.)

• Be there at five. (Hãy có mặt ở đó lúc 5 giờ.)

• Clean your room. (Hãy dọn phòng của bạn đi.)

• Complete these by tomorrow. (Hãy hoàn thành những việc này trước ngày mai.)

• Wait for me. (Chờ tôi với.)

• Get out! (Hãy ra ngoài!)

• Make sure you pack warm clothes. (Hãy chắc chắn rằng bạn mang theo đồ ấm.)

• Please be quiet. (Xin hãy im lặng.)

• Be nice to your friends. (Hãy tử tế với bạn bè của bạn.)

• Be patient! (Hãy kiên nhẫn!)

Câu cầu khiến tiếng Anh dùng để làm gì?

Câu cầu khiến (imperative sentence) thường được sử dụng để diễn đạt mệnh lệnh/ yêu cầu hoặc cũng có thể đưa ra lời chỉ dạy, lời khuyên. Cấu trúc câu cầu khiến không cần chủ ngữ. Ngoài ra, động từ dùng trong câu mệnh lệnh sẽ được dùng thì hiện tại đơn và kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than.

1. Dùng để truyền đạt yêu cầu, chỉ thị

Ví dụ:

• Wash the dishes. (Rửa bát đĩa đi.)

• Move your car so I can leave. (Hãy di chuyển xe của bạn để tôi có thể ra ngoài.)

• Don’t talk to him. (Đừng nói chuyện với anh ta.)

• Please arrive on time. (Vui lòng đến đúng giờ.)

2. Dùng để đưa ra lời khuyên

Ví dụ:

• Don’t eat too much before bed. (Không được ăn quá no trước khi đi ngủ.)

• Remember to do your homework. (Hãy nhớ làm bài tập của bạn nhé.)

• Don’t forget to brush your teeth. (Đừng quên đánh răng nhé!)

3. Dùng như lời mời lịch sự

Ví dụ:

• Please join us for tea. (Hãy cùng chúng tôi dùng trà.)

• Come sit with us! (Hãy đến ngồi với chúng tôi!)

• Come over to my house later. (Hãy đến nhà tôi sau nhé.)

4. Dùng để đưa ra hướng dẫn

Ví dụ:

• Preheat the oven to 200 degrees. (Hãy làm nóng lò ở 200 độ.)

• Add more oil to your car. (Đổ thêm dầu vào xe của bạn.)

• Turn left at the stop sign. (Rẽ trái ở biển báo dừng.)

• Connect the blue wire to the red wire. (Nối dây màu xanh với dây màu đỏ.)

Các dạng câu cầu khiến tiếng Anh

1. Câu cầu khiến khẳng định

Đây là câu yêu cầu một người làm điều gì đó.

Ví dụ:

• Close the door. (Hãy đóng cửa.)

• Call me when you get back. (Hãy gọi cho tôi khi bạn về lại.)

• Wash the plates before you use them. (Hãy rửa sạch đĩa trước khi sử dụng.)

2. Câu cầu khiến phủ định

Bạn sẽ dùng loại câu này khi không muốn người ta làm việc gì đó.

Ví dụ:

• Do not close the door. (Đừng đóng cửa.)

• Do not call me when you get back. (Đừng gọi cho tôi khi bạn về lại.)

• Do not wash the plates before you use them. (Không cần rửa đĩa trước khi sử dụng.)

3. Câu cầu khiến có điều kiện

Loại câu này thường ở dạng câu phụ và bao gồm 1 mệnh đề có điều kiện.

Ví dụ:

• If you think you are going to be late, ask your brother to drop you off. (Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ đến muộn, hãy nhờ anh trai đưa bạn đi.)

• When you get home, call me. (Khi nào về nhà, hãy gọi cho tôi.)

• Unless you want to go through all of it again, don’t do it. (Trừ khi bạn muốn trải qua tất cả một lần nữa, đừng làm điều đó.)

Cấu trúc câu cầu khiến tiếng Anh

Cấu trúc: V (infinitive) + O

√ Hầu hết câu cầu khiến (imperative sentence) đều bắt đầu bằng một động từ mệnh lệnh kết hợp với tân ngữ để tạo thành câu hoàn chỉnh.

Ví dụ:

• Follow me. (Hãy đi theo tôi.)

• Go back to school. (Hãy trở lại trường học.)

• Walk on the right side of the pathway. (Hãy đi bên phải của con đường.)

√ Trong một số trường hợp, động từ sẽ không đứng đầu câu cầu khiến.

Ví dụ:

• Make sure you understand why we do this job. (Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu lý do chúng tôi làm công việc này.)

• Please don’t spoil the movie. (Xin đừng tiết lộ nội dung trước về bộ phim.)

√ Có nhiều câu mệnh lệnh mà động từ là toàn bộ câu. Kết thúc câu là dấu chấm than.

Ví dụ:

• Go! (Đi!)

• Stop! (Dừng lại!)

• Run! (Chạy!)

√ Một số câu mệnh lệnh có thể liệt kê nhiều hướng dẫn hoặc yêu cầu.

Ví dụ:

• Go to the store, buy three carrots, then come straight back home. (Đi đến cửa hàng, mua 3 củ cà rốt, sau đó về ngay nhà.)

• Turn left, continue until you see the red house, then turn right. (Rẽ trái, đi tiếp cho đến khi bạn nhìn thấy ngôi nhà màu đỏ, sau đó rẽ phải.)

• Remember to turn off the lights, bring the dogs inside, and lock the door before you leave. (Nhớ tắt đèn, mang chó vào và khóa cửa trước khi bạn ra khỏi nhà.)

Cấu trúc câu cầu khiến (imperative sentence) với các động từ thường gặp

Có 6 động từ chính chúng ta thường dùng trong câu cầu khiến tiếng Anh là: have, get, make, let, allow và help. Sau đây là cách dùng cụ thể:

1. Cấu trúc câu cầu khiến với “have”

Cấu trúc: S + have + O + Vpll

Bạn sử dụng “have” khi chủ thể không thể tự mình thực hiện hành động mà phải nhờ ai đó làm việc đó cho họ.

Ví dụ:

• Tara had her car repaired. (Tara đã nhờ sửa xe cho cô ấy.)

>>> Tìm hiểu thêm: Khi nào dùng have/has? Cách dùng have và has

2. Cấu trúc nhờ ai đó làm gì với “get”

Cấu trúc: S + get + Someone + V (to infinitive)

Bạn sử dụng “get” trong câu cầu khiến khi muốn thuyết phục ai đó làm việc gì.

Ví dụ:

• I got my sister to cook dinner because I was tired. (Tôi đã nhờ chị gái nấu bữa tối vì tôi mệt.)

>>> Tìm hiểu thêm: Quá khứ của Get là gì? Chia động từ Get chi tiết từ A-Z

3. Cấu trúc câu cầu khiến (imperative sentence) với “make”

Cấu trúc: S + make + O + V (infinitive)

Bạn dùng “make” khi mong muốn ai đó làm công việc thậm chí không muốn làm. “Make” được sử dụng trong câu mệnh lệnh mang nghĩa thúc giục, bắt buộc.

Ví dụ:

• She made me watch a horror film. (Cô ấy bắt tôi xem một bộ phim kinh dị.)

>>> Tìm hiểu thêm: Quá khứ của make – V2, V3 của make là gì?

4. Cấu trúc câu cầu khiến tiếng Anh với “let”

Cấu trúc: S + let + O + V (infinitive)

Bạn dùng “let” trong câu để diễn tả một hành động/sự việc được phép xảy ra.

Ví dụ:

• I let the grass grow very long and now it’s hard to cut it. (Tôi để cỏ mọc dài và bây giờ rất khó cắt.)

>>> Tìm hiểu thêm: Bài tập về mạo từ (có đáp án) từ cơ bản đến nâng cao

5. Cấu trúc câu cầu khiến khiến với “allow”

Cấu trúc: S + allow + O + V (to infinitive)

Bạn dùng “allow” với ý nghĩa tương tự như “let”: Cho phép điều đó xảy ra.

Ví dụ:

• Peter allowed the children to go to the zoo. (Peter cho phép bọn trẻ đi sở thú.)

6. Cấu trúc câu cầu khiến (imperative sentence) với “help”

Cấu trúc: S + help + O + V (to infinitive)

Bạn dùng “help” khi diễn tả hành động giúp đỡ ai đó.

Ví dụ:

• My mum will help me decorate my flat. (Mẹ tôi sẽ giúp tôi trang trí căn hộ của tôi.)

>>> Tìm hiểu thêm: Lợi ích của Internet bằng tiếng Anh viết thế nào cho hay?

Mẹo sử dụng cấu trúc nhờ ai đó làm gì một cách hiệu quả

1. Dùng thêm trạng từ

Việc dùng trạng từ trong câu cầu khiến sẽ giúp người nghe/người đọc hiểu rõ hơn về mong muốn của bạn.

Ví dụ:

• Put the glass down slowly! (Hãy từ từ đặt ly xuống!)

• Finish your meal quickly! (Hãy nhanh chóng kết thúc bữa ăn của bạn!)

• Run faster! (Hãy chạy nhanh hơn!)

>>> Tìm hiểu thêm: Khám phá vị trí của trạng từ ở đâu trong câu

2. Cách đưa ra yêu cầu lịch sự

Một cách hiệu quả khi sử dụng câu cầu khiến để đưa ra yêu cầu mang tính lịch sự hơn, bạn hãy thêm “just” hoặc “please” vào đầu hoặc cuối câu đi. Điều này có nghĩa là bạn đang khuyến khích người đó làm gì đó, thay vì ép buộc họ.

Ví dụ:

• Hey! Make me a cappuccino to go, please! (Làm ơn pha cho tôi một ly cappuccino để mang đi nhé!)

• Please bring me my purse. (Vui lòng mang theo ví cho tôi.)

3. Dùng câu nghi vấn thay cho câu cầu khiến

Đôi khi bạn muốn đưa ra yêu cầu, lời khuyên hoặc chỉ dẫn nhưng không muốn dùng câu cầu khiến quá nhiều, bạn có thể sử dụng câu nghi vấn cũng có cùng ý nghĩa.

Ví dụ:

• Can you bring me my purse? (Bạn có thể mang ví cho tôi được không?)

• Would you mind bringing me my purse? (Bạn vui lòng mang ví cho tôi được không?)

• Could you please bring me my purse? (Bạn có thể vui lòng mang ví cho tôi được không?)

>>> Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ cấu trúc both and, both of và cách sử dụng chúng!

Bài tập với câu cầu khiến (imperative sentence)

Chọn động từ thích hợp điền vào ô trống: switch off, do, come, play, stand, close, forget, fill in, turn off, carry, submit.

1. _________ the application form and ______ them before Monday.

2. _________ the door when you go out.

3. __________ the lights after use.

4. Please _________ home when you are free.

5. ______ all the documents that are required for verification.

6. _______ in the ascending order of your height.

7. ________ (negative) to carry an umbrella.

8. Let’s ______.

9. _______ your homework.

10. ________ your mobile phones before the meeting starts.

Đáp án

1. Fill in the applications and submit them before Monday.

2. Close the door when you go out.

3. Turn off the lights after use.

4. Please come home when you are free.

5. Carry all the documents that are required for verification.

6. Stand in the ascending order of your height.

7. Don’t forget to carry an umbrella.

8. Let’s play.

9. Do your homework.

10. Switch off your mobile phones before the meeting starts.

>>> Tìm hiểu thêm: Tất tần tật kiến thức về câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh

Câu cầu khiến (imperative sentence) cực kỳ hữu ích trong hội thoại tiếng Anh hàng ngày. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng khi dùng cấu trúc câu cầu khiến với giọng điệu và từ ngữ phù hợp. Đừng quên theo dõi ILA để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về tiếng Anh, bạn nhé!