Cách ăn vải an toàn: 5 quy tắc tránh nóng và ngộ độc

Spread the love

Vải là trái cây được yêu thích với nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cần chú ý để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Vải tuy ngon nhưng nếu ăn không đúng cách hoặc không xem xét tình trạng sức khỏe bản thân sẽ rất dễ biến thành mối nguy hại.

Vải là một trái cây theo mùa được nhiều người yêu thích với nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, đồng, folate, magiê. Vải có vị chua ngọt, có tác dụng an thần, tốt cho tim, cải thiện lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất, kiểm soát huyết áp, giúp xương chắc khỏe.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết ăn vải nhiều hoặc ăn khi đã đói sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc.

Đã từng có trường hợp hợp một cậu bé vì ăn vải lúc đói bị hạ đường huyết phải nhập viện khẩn cấp. Chính vì thế nếu muốn ăn vải an toàn, phòng tránh ngộ độc nhất định phải ghi nhớ những điều sau.


4 nhóm người hạn chế ăn vải


Trẻ em:

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém, trong khi lượng đường của vải cao nên dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong cơ thể phát triển khiến các bé dễ bị bệnh. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn nhiều vải.


Người bị tiểu đường:

Vải có chứa hàm lượng đường cao nên nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến gan không kịp thời chuyển hóa hết đường được fructose, dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế những người bị tiểu đường không nên ăn nhiều.


Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh:

Ăn nhiều vải khiến đường huyết tăng, có thể gây khó sinh, tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh và nhiễm trùng. Ngoài ra phụ nữ mới sinh đang cho con bú ăn vải có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu muốn ăn chỉ nên ăn 100-200 gram.


Người đang bị bệnh tích nhiệt, nóng trong:

Quả vải có tính nóng, có thể gây mẩn ngứa nên có thể khiến người bị bệnh nhiệt như nhiệt miệng hoặc đang bị mẩn có thể thêm trầm trọng.

Ngoài ra, những người đau hỏng, sưng môi, chảy máu mũi, đang bị bệnh thủy thay đều cần hạn chế ăn vải.


Ăn vải thế nào để tránh ngộ độc


1. Uống nước muối trước khi ăn

Người dùng có thể uống chất nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh hay ăn 20-30g thật nặng hoặc uống nước canh xương trước khi ăn vải. Việc làm như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hàn.

Ngoài ra ăn vải sau khi ăn xong cảm giác căng giúp tránh bị nóng vì lúc này đã tích đủ lượng nước muối qua thức ăn.


2. Ăn cả lớp màng trắng

Chúng ta có thể ăn cả lớp màng trắng của vải (là lớp màng bọc quanh phần thịt quả vải) sẽ không bị sinh hàn. Mặc dù lớp màng trắng này có hơi chất như khi ăn đến thì cứng cứng cảm thấy cũng khá ngọt hơn.

Cũng có thể ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hàn.


3. Không nên ăn quá nhiều

Vải tuyệt đối không nên ăn quá nhiều, mỗi lần chỉ nên ăn tối đa 10 quả. Bởi ăn nhiều sẽ làm gan sinh hàn, lưỡi hồng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chán ăn mỏi rã rời, hoa mắt choáng mặt… Đặc biệt với trẻ nhỏ càng nên hạn chế, chỉ nên ăn 3-4 quả một lần, ăn nhiều sẽ bị nhiễm nhiệt.


4. Không ăn khi bụng rỗng

Vải tươi có chứa nhiều đường, khi bụng rỗng nếu ăn vải sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây đau dạ dày, đầy hơi. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều vải trong thời gian ngắn sẽ gây ra hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn bứt rứt.


5. Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”

Trong một vài ngày trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, cũng thường tinh thần do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải.

Back To Top