Gia đình cô bé Vân Vân, 7 tuổi, sống ở khu vực nông thôn tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ngày 28/7, Vân Vân cùng mẹ và em trai đột nhiên bị đau bụng dữ dội, buồn nôn, và chóng mặt.
Mẹ của Vân Vân nhấn thấy cả nhà có vấn đề nên đã đưa các con đi khám bệnh viện địa phương. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy rằng 3 người có mức độ tổn thương gan khác nhau. Kết hợp với các biểu hiện của cả 3 và kết quả kiểm tra, các bác sĩ nghi ngờ 3 mẹ con đã bị ngộ độc thực phẩm.
Bác sĩ cần thận hỏi mẹ của Vân Vân đã ăn gì vào hôm trước, lúc này người mẹ mới nhớ về món mộc nhĩ mà gia đình thường ăn, loại mộc nhĩ này đã ngâm trong nước từ 2 ngày trước và được qua chế biến.
Cô bé Vân Vân, 7 tuổi, bị suy đa tạng nghiêm trọng vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày.
Trong số 3 người nhập viện, người mẹ ăn nhiều nhất, tiếp đến là Vân Vân, còn cậu em trai chỉ ăn vài miếng vì không thích ăn mộc nhĩ. Sau khi nhập viện, cậu bé đã nôn gần hết nên chỉ bị ngộ độc nhẹ, nhanh chóng qua cơn nguy kịch. Riêng Vân Vân và mẹ thì bị nghiệm trọng hơn, da chuyển vàng, chức năng gan suy yếu nghiêm trọng.
Đặc biệt Vân Vân đã phát triển thành suy gan, nhiều cơ quan khác cũng bị tổn thương ở các mức độ khác nhau. Cô bé đã phải thay máu tới 4 lần và tiên liệu rất khó xác định.
Do tình trạng nguy kịch, các bác sĩ tại bệnh viện khuyến nghị nên đưa 2 mẹ con Vân Vân tới bệnh viện lớn. Ngày 31/7, người mẹ được chuyển đến khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân số 1 ở Hàng Châu để điều trị, còn Vân Vân thì được chuyển sang điều trị ICU tại Bệnh viện Lakeside thuộc Đại học Chiết Giang.
Mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ dễ nhiễm khuẩn, sản sinh độc tố.
Bác sĩ Hiệp Thành – phó khoa bệnh nhi cho biết ngoài suy gan, vàng da, Vân Vân còn bị suy hô hấp, huyết động màu, thần kinh và hệ tuần hoàn cũng đều suy giảm chức năng nghiêm trọng.
Các kết quả kiểm tra chứng tỏ Vân Vân đã bị nhiễm vi khuẩn Pseudomonas từ mộc nhĩ. Dù đã tiến hành lọc máu liên tục để loại bỏ độc tố nhưng tình trạng của cô bé vẫn rất nguy kịch. Thông thường nếu bệnh nhân có tới 4 cơ quan bị suy yếu thì tỷ lệ tử vong gần như là 100%. Vân Vân đã có tới 5 cơ quan bị suy giảm chức năng nên cơ hội sống sót rất mong manh.
Tại sao ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày lại nguy hiểm?
Bác sĩ Hiệp Thành phân tích:
“Lý do gia đình của cô bé Vân Vân bị ngộ độc có thể vì ăn mộc nhĩ ngâm trong nước suốt 2 ngày đêm. Bởi trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời nóng bức kết hợp môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, sinh ra độc tố.”
Nếu bệnh nhân thường chỉ ngâm không quá 2-3 tiếng thì không sao nhưng ngâm quá lâu dễ bị hỏng, nhiễm khuẩn Pseudomonas, loại vi khuẩn này sản sinh ra chất độc cực mạnh là “BKA” không dễ dàng bị giết chết ở nhiệt độ cao. Nên dù thực ăn có nếu chín kỹ cũng không tiêu diệt được hết độc tố này.
Cô bé Vân Vân có khả năng sống rất thấp, đã trải qua 4 lần lọc máu nhưng vẫn nguy kịch.
Khi chất độc này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan, nếu ngộ độc nhẹ còn có thể cứu chữa còn nếu ngộ độc nặng thì khả năng cứu sống gần như là không thể.
Lưu ý khi ăn mộc nhĩ để bảo vệ sức khỏe
Không ăn mộc nhĩ tưới
Mộc nhĩ nhất thiết phải chứa chất morpholine nhẹ cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tưới mà cơ thể có thể tiếp xúc với ánh sáng sẽ gây ngứa da, phù nề, trầm trọng đến mức dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng.
Với mộc nhĩ sau khi phải khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng không còn nguy hiểm nữa.
Ngoài ra, cần lưu ý nên mộc nhĩ và thực ăn chính kỹ hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng. Tuyệt đối không ăn mộc nhĩ khi mới chế biến xong.
Không ăn mộc nhĩ khi ngâm lâu
Mộc nhĩ khi đến tay người tiêu dùng là điều khô, cần phải ngâm vào nước lạnh để mềm và nd ra như trạng thái ban đầu.
Mộc nhĩ nói riêng và các loại thực phẩm khô nói chung khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng, ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.
Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân gây giống như thiết để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn.
Đừng phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể phải nhập viện cấp cứu.
Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.