Câu chuyện về bệnh nhân Đ.T.M, 22 tuổi, mắc bệnh đái tháo đường type 2, là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng béo phì ngày càng gia tăng.
Mắc đùi mỗi bữa chỉ ăn một bát cẩm như cân nặng của Đ.T.M (22 tuổi) luôn duy trì ở mức cao và trong tình trạng béo phì, không thể giảm được. Mới đây các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 – căn bệnh vốn thường xuất hiện ở tuổi trung niên.
Các bác sĩ BV Nội tiết Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.M, 22 tuổi xuất hiện đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Theo bệnh nhân M. chia sẻ: “Em bị béo phì từ nhỏ, mỗi bữa em chỉ ăn một bát cơm tuy nhiên do hấp thụ tốt nên cân nặng của em từ lúc trưởng thành tới giờ vẫn duy trì ở mức cao. Em đã từng nỗ lực giảm cân nhưng không đảm bảo sức khỏe do chế độ ăn uống không phù hợp nên thời gian không kéo dài.”
Bệnh nhân M. cũng rất quan tâm đến sức khỏe nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, khi đi khám ở BV Nội tiết Trung ương, các bác sĩ phát hiện M. bị ĐTĐ type 2.
Bệnh nhân M. mắc béo phì được chẩn đoán mắc ĐTĐ type 2.
BS. Nguyễn Mạnh Tuấn – khoa Nội tiết người lớn, BV Nội tiết Trung ương chia sẻ đây là một trường hợp không thường xuyên gặp tại bệnh viện. Thông thường ĐTĐ type 2 sẽ xuất hiện ở người độ tuổi trung niên, bệnh nhân Đ.T.M là trường hợp bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 xuất hiện sớm.
“Với độ tuổi 22 nguy cơ chính dẫn đến ĐTĐ type 2 là trên nền thể trạng béo phì, chế độ ăn giàu glucid, chất béo, ít vận động. Bệnh đã tiến triển trong một thời gian dài với những biểu hiện khát nước, uống nhiều, đi tiểu nhiều” – BS. Tuấn cho hay.
Cùng theo BS. Tuấn, trong giai đoạn đầu của phác đồ điều trị, ngoài việc tiến hành kiểm soát đường huyết bằng insulin thì mục tiêu kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân cũng được bác sĩ bệnh viện đặc biệt chú trọng. Chế độ ăn uống và chế độ vận động phù hợp tác động rất lớn đến quá trình điều trị của bệnh nhân.
Báo động trẻ hóa bệnh nhân ĐTĐ type 2
Theo các chuyên gia, ĐTĐ type 2 đang có xu hướng trẻ hóa. Tình trạng béo phì, kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như stress, thực ăn có nhiều chất oxi hóa, chất bảo quản, chất độc… sẽ dẫn đến ĐTĐ type 2 với biểu hiện điển hình là tăng đường huyết kèm theo nhiều biến chứng khác về tim mạch, gan và thận.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân M.
Béo phì là tình trạng tăng trữ lượng cơ thể mà không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa.
Sự phát triển kinh tế – xã hội đã làm thay đổi chế độ dinh dưỡng, cung nhiều hàm lượng, kết hợp phong cách sống tĩnh tại ít vận động, dẫn đến tình trạng béo phì tăng lên với tốc độ đáng báo động, không những ở các quốc gia phát triển, mà còn ở các quốc gia đang phát triển.
Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa như đặc biệt là các bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi mật, ung thư đường tiêu hóa… Người ta cũng thấy béo phì đóng vai trò nhất định trong một số bệnh lý khác như đau lưng, viêm, thoái hóa, suy giảm khả năng tình dục, bệnh lý tâm thần…
Các bác sĩ khuyến cáo cao, để phòng tránh béo phì và ĐTĐ, việc đầu tiên là cần điều chỉnh nhu cầu năng lượng của cơ thể, nhằm giữ được mức năng lượng của các loại thực ăn cũng như vai trò của một số vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.