Sốt xuất huyết đang gia tăng phức tạp, cần hiểu rõ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Chủ quan với sốt xuất huyết có thể gây tử vong
Thống kê từ ngành y tế, tính đến hết tháng 8/2018, cả nước đã ghi nhận khoảng 45.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca bị biến chứng nặng và tử vong.
Theo đó, trong 8 tháng đã có 9 trường hợp tử vong do căn bệnh này, đa số các trường hợp tử vong đề thuộc các tỉnh ở miền Nam như: Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Khánh Hòa, An Giang, Đồng Nai, Bình Định, Trà Vinh và TP.HCM.
Các chuyên gia cho rằng, đa số những ca tử vong là do chủ quan với bệnh, khi đến viện thì đã có biến chứng nặng như: sốc do giảm tiểu cầu, thoát dịch màng bụng, gan to, xuất huyết đường tiêu hóa và đặc biệt có thể dẫn đến suy đa tạng như suy gan, suy tim…
BS Nguyễn Trung Cấp cảnh báo chủ quan về sốt xuất huyết có thể gây tử vong.
Ths. BS Nguyễn Trung Cấp – (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, người mắc sốt xuất huyết thường chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là trong 3 ngày đầu tiên mắc bệnh, người bệnh thường có biểu hiện sốt giống triều chứng khi bị loại sốt virus khác như: đau đầu, sốt cao liên tục, mỏi người, đau nhức khắp cơ thể, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng… nên rất khó phân định.
Giai đoạn thứ 2 bắt đầu từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, trong những ngày này, bệnh nhân đã lui sốt. Nhưng nếu bệnh nhân bị tức huyết áp, thậm chí sốc, khó thở, chảy máu cam, chảy máu chân răng, thậm chí với phụ nữ có thể sẽ bị rong kinh bất thường, hoặc chảy máu nội tăng… thì cần đến bệnh viện ngay.
Giai đoạn thứ 3 của bệnh sốt xuất huyết được gọi là giai đoạn hồi phục. Với những bệnh nhân trước đó có biến chứng thoát dịch nhiều, giờ lại tái hấp thu dịch, nên lúc này không nên truyền thêm dịch để tránh tình trạng hợp bệnh nhân thừa dịch gây khó thở, nguy hiểm tới bệnh nhân.
Nguy cơ sảy thai khi bị biến chứng do sốt xuất huyết
BS Cấp cho rằng, đối với phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết tuy không gây tổn thương trực tiếp đối với thai nhi, nhưng nó sẽ gây tác động gián tiếp tới thai nhi.
Một phụ nữ mang bầu mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại BV Đa khoa Hà Đông.
Theo đó, trong 3 ngày đầu nếu người mẹ bị sốt quá cao, uống quá kém thì dẫn đến tình trạng tim thai tăng nhanh, thai sốt cao, có thể bị ảnh hưởng chất ít nên cần ăn mặn thoáng mắt, ở phòng thoáng mát, uống tốt để bù dịch và sử dụng thuốc hạ sốt lfy sẽ giảm được nguy cơ này.
Không chỉ có vậy, phụ nữ mang thai khi bị sốt xuất huyết dễ gây hạ tiểu cầu, từ đó sẽ gây ra biến chứng chảy máu và dẫn tới xẩy thai. Hoặc người mẹ không may chuyến dạ khi đang mắc sốt xuất huyết thì việc sinh thường hay sinh mổ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Về phụ nữ này người mẹ sẽ mất nhiều máu, rất khó cầm máu. Trường hợp này cần được ưu tiên đặc biệt, truyền đủ khối tiểu cầu, yêu tố đông máu để đảm bảo quá trình điêu trị được an toàn.
Nhận biết và phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Tính đến thời điểm hiện tại, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị được hiệu quả và chưa có vắc xin phòng bệnh, bởi vậy việc điều trị bệnh gặp khá nhiều khó khăn.
Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường có các biểu hiện như sốt cao đột ngột trong vòng 2 đến 7 ngày và khó hạ sốt. Kèm theo đó là đau đầu dữ dội ở vùng trán, có thể có thể nổi mẩn, phát ban.
Phòng sốt xuất huyết bằng cách phun hóa chất diệt muỗi và tiêu diệt bọ gậy.
Ở thể bệnh nặng có thể xuất hiện dấu hiệu xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng… Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vã mồ hôi,… nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Chính vì thế, khi xác định người bị sốt xuất huyết, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Do chưa có thuốc và vắc xin xin điều trị bệnh, nên để hạn chế mắc sốt xuất huyết, các chuyên gia cho rằng, việc phòng bệnh là biện pháp tối ưu nhất. Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bọ gậy nổi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mạ zô vào các dụng cụ chứa nước như bể, giếng, chum, vại… để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, đồ bẩn, vải…, dẫn vệ sinh môi trường, hạn chế các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chân kỳ, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong mùng/kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vật điệt diệt muỗi…
+ Dùng rèm che, mành tấm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong mùng, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Tích cực phòng bệnh phải hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.