Hướng Dẫn Mẹ Xử Lý Khi Trẻ Bị Sốt

Spread the love

Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ em và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau.

Sốt là một tình trạng nghiêm trọng, khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 1 độ so với thân nhiệt bình thường. Cụ thể, bé sẽ bị sốt khi nhiệt độ đo được ở hậu môn hoặc miệng trên 38 độ C và nhiệt độ đo được ở nách là 37,5 độ C.

Sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh. (Ảnh minh họa)

Sốt thường là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau nhưng phần lớn là do nhiễm trùng. Đôi khi bé cũng có thể bị sốt do một bệnh ác tính, do tiêm chủng, mọc răng. Vì vậy khi bé bị sốt, tốt nhất mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và không nên chủ quan.

Bé có thể bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến:

– Sốt do nhiễm trùng: Phần lớn bé bị sốt do nhiễm trùng (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng). Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.

– Sốt do tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng có thể bị sốt nhẹ.

– Sốt do mặc quá nhiều quần áo: Mặc quá ấm cho bé cũng có thể khiến thân nhiệt bé tăng cao do cơ thể bé chưa thể điều tiết nhiệt độ tốt.

– Sốt do mọc răng: Mọc răng cũng là một trong các nguyên nhân khiến bé sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao hơn 37,8 độ C thì đó không phải là do mọc răng.

– Sốt do mắc bệnh: Một số bệnh nguy hiểm như viêm phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm màng não… cũng gây ra tình trạng sốt.

Để biết bé có bị sốt hay không, mẹ cần dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé. Thành nhiệt bình thường của bé dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C. Bé bị sốt khi nhiệt độ đo được ở nách cao hơn 37,5 độ C. Đồng thời bé cũng có thể có các biểu hiện sau đây:

– Quấy khóc, hay nôn cóc.

– Mệt mỏi.

– Ngủ li bì.

– Thở gấp.

Trong các trường hợp sau, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được khám, chữa kịp thời:

– Bé dưới 6 tháng tuổi sốt cao trên 37,5 độ C

– Bé sốt cao từ 38,5 độ C trở lên.

– Sốt dưới 38,5 độ C nhưng kéo dài.

– Nhiệt độ lên xuống thất thường.

– Đã dùng thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ không giảm.

– Đang sốt mà nhiệt độ hạ xuống dưới 36,5 độ C.

Sau khi xác định được nguyên nhân gây sốt thì mẹ cần tiến hành chữa trị cho bé. Nếu bé bị sốt nhẹ, mẹ có thể điều trị tại nhà theo các phương pháp sau đây:

– Chườm ấm cho bé: Mẹ pha nước ấm như nước tắm. Sau đó lấy 5 khăn mềm nhúng nước ấm, vắt nhẹ. Mẹ lấy 4 khăn để khăn vào 2 hông nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân cho bé. Lưu ý không dùng phương pháp này trong môi trường lạnh.

Chườm ấm giúp bé hạ sốt. (Ảnh minh họa)

– Uống nhiều nước: Khi bé bị sốt mẹ nên cho bé uống nhiều nước để phòng tránh mất nước. Nếu bé đang bú mẹ mẹ nên tăng cường bú vì sữa mẹ có chất đảm bảo kháng giúp bé chống lại bệnh tật.

– Uống thuốc hạ sốt: Khi bé bị sốt cao mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ lưu ý sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn sử dụng, không được cho bé uống quá liều vì sợ gây nguy hiểm đến tình mạng.

– Ăn đủ chất dinh dưỡng: Khi bé bị sốt, mẹ nên cho bé ăn các loại cháo, súp giàu chất dinh dưỡng và dễ ăn. Đồng thời cho bé ăn thêm nhiều rau, củ, quả để tăng cường vitamin.

Khi bé bị sốt, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

– Không mặc quá ấm cho bé.

– Không dùng nước đá lạnh để lau người cho bé.

– Không sử dụng Aspirin để hạ sốt vì có thể khiến nào bé bị tổn thương.

Khi bé bị sốt thì ngoài việc điều trị cho con thì chế độ ăn uống cho bé cũng rất cần thiết. Mẹ nên cho bé ăn thức ăn loảng, mềm và chia thành nhiều bữa. Đồng thời mẹ tăng cường cho bé ăn thêm các loại trái cây, rau củ quả để tăng cường sức đề kháng.

Khi bé bị sốt, dạ dày hoạt động kém hơn, mẹ không nên cho bé ăn những món khó tiêu. Tuy nhiên vẫn cần cung cấp đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất cho bé. Mẹ có thể nấu cháo với thịt gà, hay các đế cung cấp năng lượng cho bé.

Để phòng tránh sốt cho bé mẹ nên làm các điều sau đây:

– Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng để có sức đề kháng chống lại bệnh.

– Vệ sinh tay chân, cơ thể bé sạch sẽ.

– Hạn chế tiếp xúc đến nơi đông người và tiếp xúc với người đang bị bệnh.

Back To Top