Bài viết đề cập đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em, đặc biệt là bé gái, cùng các triệu chứng và phương pháp phòng ngừa.
Cô bé 2 tuổi đã bị nhiễm trùng đường tiểu
Ni Ni, 2 tuổi là một cô bé dễ thương, nhưng gần đây cô bé mắc phải tình trạng nhiễm trùng, hay khó chịu hơn so với trước, dẫu hiệu này lặp đi lặp lại trong vòng 1 tuần và cô bé không muốn ăn uống.
Bình thường Ni Ni rất ngoan, nhưng bây giờ mỗi lần đi tiểu đều khóc không ngừng, dù thể trạng nào cũng không có tác dụng. Nhìn những biểu hiện bất thường của con gái, mẹ Ni Ni thực sự rất lo lắng, sau cùng quyết định đưa Ni Ni đến Khoa chăm sóc sức khỏe trẻ em của Bệnh viện Trung ương Chu Châu khám.
Mỗi lần đi tiểu cô bé Ni Ni khóc không ngừng (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Vũ Tưỡng Lan, trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe trẻ em đã tiếp nhận Ni Ni, sau khi xem xét tình hình của Ni Ni, bác sĩ Vũ yêu cầu đưa cô bé đi kiểm tra nước tiểu. Kết quả kiểm tra phát hiện nước tiểu của Ni Ni có vẩn đục, trong nước tiểu có lượng lớn tủy bào bảo bạch cầu, chuẩn đoán cuối cùng là bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
Bác sĩ Vũ nói, nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em là do vi sinh vật xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây nên bệnh, chủ yếu sinh sôi nảy nở trong nước tiểu, xâm nhập vào niêm mạc đường tiết niệu hoặc vào hệ thống gây nên phản ứng viêm.
Nhiễm trùng đường tiểu thường xảy ra ở bé gái nhiều hơn bé trai
Trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu ở bé thường nặng hơn bé trai và tỉ lệ phát bệnh ở bé gái cao hơn bé trai rất nhiều, điều này chủ yếu là vì niệu đạo của bé gái tương đối ngắn và niệu đạo gần với hậu môn, do vậy càng dễ nhiễm bệnh.
Nhiễm trùng đường tiểu thường gặp và thường xuyên xảy ra ở trẻ em. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu trẻ nhỏ cần phải chú ý!
Những trẻ em nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có nhiều triệu chứng như: sốt, nôn hay tiêu chảy, ngủ gà, quấy khóc, ăn kém, đau bụng, đi tiểu ra màu… Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường không rõ ràng. Do vậy, khi phát hiện trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa… thì phải đưa tới bệnh viện vì có khả năng nhiễm trùng đường tiểu.
Sốt chính là một dấu hiệu điển hình trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu
Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hơn: trẻ muốn đi tiểu mà không đi được hoặc trẻ thường xuyên đi tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, phát hiện có màu đục, thậm chí có thể trẻ tiểu ra máu. Một số trường hợp hợp có thể kèm theo sốt, đau bụng, đau hông lưng. Lại dẫm ở một đứa trẻ từ trước tới nay tiểu bình thường cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em
1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc phải, vì không thể kiểm soát tiểu tiện, đái dầm, dễ bị nhiễm trùng do phân. Đường tiết niệu nếu ngắn, bé trai có bao quy đầu khó làm sạch, chức năng miễn dịch bị giảm.
Ảnh minh họa
2. Vì chức năng đường tiết niệu bẩm sinh, như vị trí không đủ làm sạch, chức năng miễn dịch mất dần, dễ phát sinh nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Cấu trúc của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nên dễ bị xâm lấn bởi vi trùng và xác suất sử dụng kháng sinh lớn. Nếu kháng sinh bị lạm dụng, vi khuẩn Gram âm, đặc biệt là E. coli, chiếm ưu thế, phá hủy hàng rào bảo vệ xung quanh niệu đạo, làm vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây nhiễm trùng.
Phòng bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ như thế nào?
Đối với bé gái, sau mỗi lần đi tiểu, cha mẹ nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước, do lỗ tiểu ở phía trước và hậu môn nằm phía sau, để tránh đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. Các bà mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã lót và nên thay tã ngay sau khi bé đi tiểu, đi tiêu.
Cha mẹ cố gắng tạo thói quen cho trẻ uống nhiều nước, giúp thận hoạt động tốt các chất bài tiết, đặc biệt có thể giảm thiểu thời gian vi khuẩn cư trú trong bàng quang và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Ảnh minh họa
Đối với trẻ lớn cần nhắc nhở trẻ không nên nhịn tiểu và nên uống đủ nước. Bởi nước tiểu gồm các chất cần thải ra ngoài, khi bị tắc trong bàng quang các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đối với những trẻ bị nhiễm giun kim cần điều trị ngay. Nhiễm trùng đường tiểu nếu phát hiện sớm có thể điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên bệnh không được điều trị kịp thời, nó có thể trở thành viêm thận hoặc thương tổn suy thận.
Những trẻ có dị dạng đường tiết niệu, dị dạng bàng quang khi nước tiểu trào ngược lên thận, có thể cần phải đến bệnh viện để điều trị chính xác.
Ảnh minh họa
Cố gắng cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, để bộ phận sinh dục của trẻ ít bị ẩm – môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Quần áo của trẻ nhỏ không được giặt chung với quần áo của người lớn, quần và tã lót của trẻ phải được giặt qua bằng nước ấm và phải khô dưới ánh mặt trời.