3 Lý Do Không Nên Giúp Con Làm Bài Tập Về Nhà Đầu Năm Học

Spread the love

Bài viết dưới đây lý giải vì sao phụ huynh không nên kiểm soát việc làm bài tập về nhà của con, để giúp trẻ phát triển tốt hơn trong học tập.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bậc phụ huynh kiểm soát khắt khe việc làm bài tập về nhà của con sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của trẻ.

Rất nhiều ông bố bà mẹ tin rằng nếu mình không kiểm soát việc làm bài tập của con thì kết quả học tập của bé sẽ không tốt. Tuy nhiên, các nghiên cứu của trường đại học Texas tại Austin và Duke đã chứng minh điều ngược lại. Họ đã thu thập dữ liệu về việc này và thấy rằng sự kiểm soát của bậc phụ huynh không hề giúp các bé có được một học lực tốt hơn. Thậm chí việc bố mẹ nhắc nhở con làm bài tập còn ảnh hưởng xấu đến điểm số của những bé học cấp hai và cấp ba.

Sau đây là 3 lý do tại sao bố mẹ nên để bé tự chịu trách nhiệm với bài tập về nhà của mình.


1. Bé mất động lực học tập

Theo như kết quả nghiên cứu, bố mẹ càng tham gia nhiều vào việc làm bài tập về nhà của con thì bé càng không hứng thú với việc học hành. Những bé có bố mẹ ngồi bên cạnh và theo sát từng việc bé làm, thậm chí là làm hộ bài tập sẽ mất dần động lực học. Trong khi những bé không bị bố mẹ kiểm soát trong việc làm bài về nhà sẽ luôn hào hứng với việc học thêm những điều mới.

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là hãy để con tự lập và chỉ giúp khi bé yêu cầu. Trong trường hợp này, bố mẹ nên giải thích cho bé hiểu cách làm bài nhưng sẽ không làm hộ bé.

Nếu bé không muốn làm bài tập về nhà, gia đình hãy tìm lý do bố mẹ hãy đồng cảm với cảm xúc của bé. Đầu tiên hãy đồng ý khi bé không muốn viết lại những bài học nhàm chán hay viết một từ quá nhiều lần. Sau đó bố mẹ hãy chia sẻ cho bé những cách để hoàn thành nhiệm vụ không mong muốn.


2. Bé không biết chịu trách nhiệm

Việc các bậc phụ huynh nhắc nhở con làm bài về nhà, làm bài hộ con, phạt con khi con bị điểm kém đồng nghĩa với việc người chịu trách nhiệm làm bài về nhà là bố mẹ chứ không phải bé. Như vậy bé sẽ không học được cách chịu trách nhiệm với việc của mình.

Nhà tâm lý học Lyudmila Petranovskaya đã nuôi dạy con cái theo phương pháp “Của cả rỗng và cây gậy”. Theo phương pháp này, bố mẹ sẽ cho bé biết các lựa chọn và để bé tự chọn. Bố mẹ sẽ nói cho bé hiểu hậu quả các hành động của bé như “Có phải con đã quên mất rằng cô giáo nhắc phải vẽ một bức tranh? Điều đó có nghĩa là thay vì chở đi đến trường con nên vẽ tranh cho cô giáo. Nếu con không hoàn thành bài tập về nhà thì con sẽ phải tự giải thích lý do với cô giáo”.

Dạy cho bé khả năng tự chịu trách nhiệm và chú ý tới nhiệm vụ của mình quan trọng hơn việc phạt bé để ép bé hoàn thành mỗi thứ.


3. Tình cảm giữa con cái và bố mẹ xấu đi

Thay vì kiểm soát việc con làm bài tập về nhà, các nhà tâm lý học khuyên bố mẹ nên tin tưởng vào khả năng tự chủ của bé và dành nhiều thời gian để làm những điều vui vẻ cùng bé. Hãy cùng bé khám phá thế giới và học thêm những điều mới mẻ.

Nếu bố mẹ cảm thấy tồi tệ khi con bị điểm kém hãy tự hỏi bản thân lý do vì sao mình lại cảm thấy như thế. Trẻ em sẽ cảm thấy mình không được yêu thương khi mà điểm kém có thể khiến bố mẹ tức giận, la mắng và phạt bé. Học hành là nhiệm vụ của cả nhân cách của bé, còn nhiệm vụ của bố mẹ là yêu thương con cái và vô điều kiện. Tình yêu dành cho con cái sẽ luôn lớn hơn điểm số của bé đạt được.

Vì vậy thay vì kiểm soát khắt khe việc làm bài tập về nhà của con, hãy luôn yêu thương con dù bé có đạt điểm số bao nhiêu đi nữa.

Back To Top