Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng tiểu ra hai đường ở phụ nữ 25 tuổi

Spread the love

Câu chuyện về một người phụ nữ 25 tuổi ở Trà Lăng (Trung Quốc) sinh con và những biến chứng bất ngờ.

Cô Bánh, 25 tuổi, sống tại Trà Lăng (Trung Quốc), vừa sinh được một bé gái kháu khỉnh đáng yêu. Mọi người trong gia đình đều vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, sau khi sinh, cô Bánh lại liên tục buồn vui lẫn lộn, bất an.

Thực tế, cô Bánh mắc phải một bệnh kỳ lạ, mỗi lần đi tiểu, nước tiểu đều chảy ra từ niệu đạo và âm đạo. Nước tiểu chảy ra từ hai hướng xảy ra đột ngột khiến cô Bánh vô cùng lo lắng. Vì muốn tìm nguyên nhân của bệnh, cô Bánh đã đến Khoa tiết niệu của Bệnh viện Trung tâm thành phố Chu Châu để kiểm tra.

Sau khi khám, cô Bánh được chuẩn đoán bị rò bàng quang âm đạo (Ảnh minh họa).

Sau khi nghe về các triệu chứng và lịch sử bệnh lý liên quan của cô Bánh, với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm lâm sàng, bác sĩ lập tức nghi ngờ “rò tiết niệu sinh dục”. Do đó, bác sĩ đã cho cô Bánh làm một số xét nghiệm liên quan để chẩn đoán thêm.

Kết hợp với nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau, bệnh kỳ lạ của cô Bánh cuối cùng cũng đạt kết quả. Hóa ra thủ phạm chính là rò bàng quang âm đạo, thuộc về một trong những loại rò tiết niệu sinh dục.

Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân dẫn đến bị rò bàng quang âm đạo có thể là tai biến trong quá trình chuyển dạ. Chuyển dạ kéo dài do bất cẩn xưng giữa đầu thai nhi với khung chậu của người mẹ, gây chèn ép bàng quang hoại tử, từ bàng quang tạo ra rò bàng quang âm đạo hoặc sau tai biến phẫu thuật cắt tử cung.

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến rò bàng quang âm đạo chính là phụ nữ sau khi sinh nở.

Ngoài ra còn có thể do ung thư bàng quang và trực tràng (tại chỗ hoặc di căn từ nơi khác đến) xâm lấn vào các vách ngăn rồi gây thủng. Cũng có khi do đặt kim phóng xạ để điều trị các loại ung thư vùng chậu. Các tia phóng xạ này diệt tế bào ung thư, đồng thời cũng làm thủng vách ngăn giữa bàng quang, trực tràng và âm đạo.


Dấu hiệu của rò bàng quang âm đạo

Dấu hiệu luôn luôn có của bệnh rò bàng quang – âm đạo là nước tiểu từ bàng quang theo lỗ rò bàng quang âm đạo làm ướt bên quần áo người bệnh một cách liên tục. Nó xuất hiện sau khi đẻ hay sau khi mở tử ngàythứ 2 đến ngày thứ 7, có trung hợp thể hiện – vào cuối tuần lẻ thứ 2. Trong thời gian đầu đôi khi người bệnh không để ý, vì nước tiểu có thể một phần thoát ra bằng con đường bệnh thường, một phần lẫn qua lỗ rò, hoặc lẫn với sản dịch sau khi đẻ.

Rò bàng quang âm đạo ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh nhân thường đến bệnh viện sau thời gian bị lạm rò: khi đã quần áo hôi hám mùi nước tiểu và có thể có dấu hiệu nhiễm trùng, ngứa ngáy hai bên đùi và âm hộ.

Khi khám xét, bác sĩ có thể bơm thuốc xanh methylene vào bàng quang, nếu thấy thuốc xanh ra ở âm đạo sau khi thực hiện việc bơm thuốc là có thể xác định ràng có lỗ rò bàng quang – âm đạo.


Cách xác định rò bàng quang âm đạo

Thường xuất hiện 7 – 14 ngày sau khi mở, ở thời điểm này xuất hiện nước tiểu chảy ra từ âm đạo, số lượng nước tiểu chảy ra nhiều hay ít tùy thuộc vào kích thước và vị trí lỗ rò.

Thực nghiệm màu: bơm dung dịch bleu methylene vào bàng quang qua một ống thông niệu đạo. Đặt 3 tampon vào âm đạo sau khi bàng quang được bơm đầy nước, thấy có sự nhuộm màu của tampon.

Xác định lỗ rò bằng cách nội soi bàng quang để đánh giá số lượng, kích thước, vị trí lỗ rò đồng thời đánh giá mức độ viêm nhiễm của bàng quang, để có cách điều trị tốt nhất.

Rò niệu quản âm đạo cũng hay đi kèm với rò bàng quang âm đạo là nguyên nhân thương gặp sau phẫu thuật vùng đáy chậu, xác định bằng chụp hệ niệu có cần quang.


Điều trị rò bàng quang âm đạo

Trường hợp lỗ rò nhỏ, dùng 1 điểm điển đường rò kết hợp đặt dẫn lưu bàng quang tốt giúp đường rò hóa sẹo.

Các trường hợp khác phải phẫu thuật. Cần mở sẹo khi các phần bàng quang âm đạo tiếp giáp lỗ rò còn mềm mại, chưa bị xơ cứng do viêm kéo dài.

Từ lỗ rò, các bác sĩ sẽ bóc tách tổ chức bằng quang khỏi tổ chức âm đạo trên một diện đủ rộng để khâu đóng kín lỗ rò bàng quang, sau đó khâu lỗ rò âm đạo.


Phòng bệnh

Với thai phụ cần đi khám thai định kỳ đầy đủ để theo dõi thai cùng các tình huống cần thiết cho mẹ bầu.

Phụ nữ có thai nên chú ý việc ăn uống và thường khám theo dõi dấu hiệu sau sinh để phòng ngừa rò bàng quang âm đạo.

Thai phụ cũng cần có những kiến thức về ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cuộc đẻ, theo học các lớp tiền sản để có kiến thức cho một cuộc đẻ an toàn, cũng như thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế trong chuyến dạ trạnh mất sức hoặc phải can thiệp những thủ thuật có nguy cơ gây bệnh rò bàng quang trực trang âm đạo sau sinh.

Nên sinh tại những cơ sở y tế uy tín, cần theo dõi các dấu hiệu sau sinh, đặc biệt với những thai phụ chuyển dạ kéo dài.

Rò bàng quang âm đạo sau sinh là một biến chứng có thể gặp với bất cứ sản phụ nào, nhất là với những sản phụ có cuộc chuyển dạ kéo dài hoặc sử dụng những thủ thuật sản khoa như foocxep, giấc hút.

Back To Top