Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Sâu Giấc Ban Ngày

Spread the love

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Đặc biệt là trong những tháng đầu đời, não bộ của bé liên tiếp phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Trong những tháng đầu đời, não bộ của bé liên tiếp phát triển với tốc độ nhanh. Khi bé ngủ, các tế bào não và tế bào cơ thể bắt đầu được nhận đổi nhanh chóng, đồng thời cơ thể bé cũng bắt đầu nghỉ ngơi.

Và đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt từ giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi thì giấc ngủ ngày càng quan trọng như giấc ngủ đêm. Nếu bé ngủ ít, khó ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của trẻ.

Giấc ngủ đủ là ngày hay đêm đều vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

– Bé từ 1 – 4 tuần tuổi: Cần khoảng 15 – 18 giờ để ngủ mỗi ngày. Mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2 – 4 giờ và bé chưa phân biệt ngày, đêm.

– Bé từ 1 – 3 tháng: Cần khoảng 15,5 – 17 giờ ngủ mỗi ngày. Trong đó bé ngủ 8,5 giờ vào ban đêm và 6 – 7 giờ vào ban ngày, mỗi giấc ngủ kéo dài 3 – 4 giờ.

– Bé từ 3 – 6 tháng: Cần khoảng 15 – 16 giờ ngủ mỗi ngày. Ban đêm ngủ 9 – 10 giờ và ban ngày ngủ 4 – 5 giờ. Lúc này bé đã phân biệt được ngày, đêm.

– Bé từ 6 – 9 tháng: Cần 14 – 15 giờ ngủ mỗi ngày. Bé ngủ 2 giấc vào ban ngày, mỗi giấc không dài quá 2 tiếng.

– Bé từ 9 – 12 tháng: Cần khoảng 14 giờ ngủ mỗi ngày. Ban ngày bé có thể ngủ 1 – 2 giấc và giấc ngủ ngày kết thúc trước 3h chiều.

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ quan trọng như thức ăn, nước uống. Trong 30 ngày sau sinh các tế bào não đã đạt 80% so với não trẻ lúc 3 tháng tuổi. Não trẻ lúc 3 tháng tuổi đạt 80% so với lúc trưởng thành. Sự phát triển của não bộ chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất trong đời, do đó giấc ngủ trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng đối với trí tuệ của trẻ sau này.

Với khung thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ở trên thì có thể thấy, giấc ngủ ngày của trẻ sơ sinh cũng vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của bé.

Trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc (cả giấc ngủ ngày và giấc ngủ đêm) giúp trẻ tăng khả năng tập trung, luôn tỉnh táo và thông minh, tăng chỉ số cao tốt hơn. Bé không ngủ đủ giấc thường biểu hiện mất tập trung, dễ bực bội, mệt mỏi, ngủ không ngon.

Trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc, ngủ ngon não bộ phát triển hoàn thiện hơn (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bé sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày. Cụ thể:



– Bé bị đói

Do dạ dày của bé sơ sinh nhỏ, sữa là thức ăn chính nên bé thường nhanh đói hơn, đặc biệt đối với các bé bú ít. Khi bé đói sẽ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, quấy khóc.



– Phòng ngủ ồn ào, quá nóng hay quá lạnh

Bé sơ sinh rất nhạy cảm, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Một vài tiếng ồn ào cũng có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc, khó ngủ sâu giấc.



– Tã ướt

Tã ướt, tã không thấm là nguyên nhân rất phổ biến khiến bé ngủ không sâu giấc, khó ngủ.



– Thiếu chất dinh dưỡng

Bé thiếu canxi hoặc kẽm cũng có thể gây nên tình trạng ít ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, giật mình khi ngủ.



– Trẻ mắc bệnh lý

Trẻ mắc các bệnh lý như còi xương, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm đường hô hấp, viêm amidan, viêm phổi. Trẻ mắc các bệnh nội khoa như trào ngược dạ dày hay trẻ bị béo phì… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc vào ban ngày.

Dựa vào những nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc để khắc phục.



– Cho bé bú đủ cữ bú

Mẹ nên chú ý đến mỗi cữ bú của bé. Đối với bé sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi cữ bú thường nhiều hơn, cứ khoảng 2 – 3 tiếng là bé cần được bú sữa. Vì vậy, hãy cho bé bú đủ sữa, bé ăn no sẽ ngủ ngon hơn.



– Phòng ngủ yên tĩnh, thông thoáng, giảm ánh sáng

Phòng ngủ của bé rất quan trọng, ban ngày ánh sáng thường chói hơn ban đêm, vì vậy mẹ nên giảm ánh sáng trong phòng của bé bằng cách kéo rèm, đóng cửa. Nhưng cũng cần luôn phải đảm bảo phòng có đủ sự thông thoáng, yên tĩnh khi bé ngủ.



– Đảm bảo bé không bị ướt tã

Kiểm tra thường xuyên, lựa chọn những loại tã bỉm thấm hút tốt, thay tã thường xuyên tránh tình trạng ướt tã bỉm khiến bé ngủ không ngon. Cho bé mặc đồ thoáng mát, chất liệu để thấm hút mồ hôi.



– Dinh dưỡng đủ chất

Bé sơ sinh 0 – 6 tháng bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt là canxi, kẽm. Khi bé đã ăn dặm đủ, chế độ dinh dưỡng ăn dặm cũng cần cân bằng protein, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.



– Xây dựng khung giờ ngủ cố định

Dù là giấc ngủ ban ngày, mẹ cũng nên xây dựng cho bé những giờ ngủ cố định. Bé sẽ quen dần với những giấc ngủ, giờ ngủ ban ngày và ngủ cũng sẽ ngon hơn.



– Tắm nắng thường xuyên:

Tắm nắng rất tốt cho trẻ sơ sinh. Ánh nắng mặt trời có tác dụng kích hoạt da sản sinh vitamin D giúp bé tăng cường canxi và phosphate. Mẹ nên cho bé tắm từ 6 đến 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) thời điểm thích hợp nhất để tắm nắng cho trẻ sơ sinh là vào buổi sáng, lúc bình minh, mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà các mẹ cho con tắm nắng trong bao lâu. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, thời gian tắm nắng chỉ từ 10 – 15 phút mỗi ngày. Nên tắm nắng cho bé vào những ngày ấm áp, ít gió. Không nên để bé tắm nắng vào những ngày lạnh giá, trời lạnh hay những ngày chuyển mùa. Sau khi tắm nắng mẹ cần dùng khăn mềm để lau mồ hôi và cho bé nằm trong nôi thoáng mát, kín gió.

Xây dựng giờ ngủ cố định cho bé cả vào ban ngày sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon hơn (Ảnh minh họa)

Đối với các bé mắc các bệnh lý, cần chữa bệnh cho bé trước. Mẹ cần đưa bé đi bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, giấc ngủ không tốt, kéo dài là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Béo khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và vẫn mình, giật mình, giấc ngủ bị ảnh hưởng dù chỉ 1 tiếng đồng hồ… Nếu giai đoạn sơ sinh từ 0 – 12 tháng bé đã ngủ không sâu giấc, khó ngủ, thì bé 2 tuổi cũng sẽ rất dễ giật mình và quấy khóc làm ảnh hưởng xấu đến cả bé và người mẹ chăm sóc bé.

Đồng thời, bé không ngủ đủ giấc, ngủ không sâu giấc cũng kém phát triển cả về thể chất và não bộ so với những đứa trẻ ngủ ngon hơn.

Back To Top